Phần mềm phân tích kết cấu cầu Ansys

1. Giới thiệu chung
Phần mềm Ansys là một trong những phần mềm phân tính toán kết cấu cầu thông dụng đã được sử dụng bởi đơn vị tư vấn Kortes để tính toán kết cấu cầu Bính- cầu dây văng dầm thép liên hợp tại Hải Phòng.

Năm 2005, trong chương trình nghiên cứu ứng dụng cầu vòm ống thép nhồi bê tông, đơn vị tư vấn Trung Quốc cũng giới thiệu việc tính toán, phân tích tổng thể cũng như các chi tiết cục bộ bằng phần mềm Ansys/CivilFEM.

Phần mềm phân tích kết cấu cầu Ansys thường được ứng dụng để tính toán các kết cấu cầu phức tạp. Đôi khi kết quả phân tích phải được so sánh với thí nghiệm hiện trường để đảm bảo tính chính xác.

Ngoài ra, thí nghiệm hiện trường cũng rất cần thiết để đảm bảo các giả thiết trong tính toán thiết kế phù hợp với giả thiết.
thi-nghiem-phan-mem
thi-nghiem-hien-truong

Ansys được sử dụng để tính toán cầu có sườn thép lượn sóng. Ưu điểm của loại cầu này là nhẹ hơn cầu bê tông và sườn thép lượn sóng cũng có khả năng chống mất ổn định tốt hơn là sườn bản thép phẳng.

Kết cấu không gian từ các thanh thép tiết diện tròn, rỗng ngày càng phổ biến trong các bộ phận cơ bản của công trình cầu do tính thầm mĩ cao.

Hình ảnh dưới đây mô tả liên kết để kiểm tra ứng suất và phá hoại mỏi.
ket-cau-thong-dung
Với các kết cấu cầu kết hợp cả phần dầm bê tông và phần dầm thép, việc phân tích bài toán tiếp xúc giữa hai loại dầm rất cần được nghiên cứu kĩ bằng các phần mềm tính toán kết cấu cầu chuyên dụng với phương pháp phần tử hữu hạn 3D Solid

2. Kết luận
Ansys được đánh giá là phần mềm phân tích kết cấu cầu rất tốt để nghiên cứu các vấn đề về kết cấu mới, giải quyết được nhiều bài toán khó trong việc thiết kế công trình cầu.

(Bài viết có sử dụng tài liệu, hình ảnh trên internet)

Các bạn có thể xem thêm bài viết:



Phần mềm tính toán kết cấu cầu Midas-Civil

I. Khái quát chung

Phần mềm tính toán kết cấu cầu Midas-Civil có rất nhiều tính năng ưu việt trong việc phân tích kết cấu cầu như tính toán cầu đúc hẫng, cầu treo, thiết kế bê tông cốt thép,... Bài viết này đi sâu vào nghiên cứu tính năng tối ưu hóa mặt cắt tiết diện và Tính toán điều chỉnh nội lực cầu dây văng theo mô hình bài toán tối ưu.

Việc nghiên cứu, tiếp cận phần mềm này để lựa tìm mặt cắt, lực căng chỉnh theo mô hình bài toán tối ưu,… là việc cần thiết đối với các kỹ sư thiết kế kết cấu cầu.

Bài viết này sẽ giới thiệu một số tính năng phân tích và thiết kế tối ưu của phần mềm Midas-Civil, một phần mềm phân tích kết cấu cầu chuyên dụng đang được rất nhiều kĩ sư thiết kế cầu quan tâm nghiên cứu và ứng dụng


II. Các tính năng thiết kế tối ưu của Midas-Civil


1. Tính năng thiết kế tối ưu mặt cắt kết cấu thép và kết cấu bê tông cốt thép

- Tính năng này cho phép chúng ta có thể chọn một kết cấu tiết kiệm nhất (khối lượng vật liệu nhỏ). Hiện Midas mới chỉ tối ưu cho mặt cắt bê tông cốt thép hình và kết cấu thép.
- Trình tự chung thực hiện phân tích và thiết kế tối ưu trong Midas:
  + Thực hiện bài toán phân tích nội lực: Mô hình hóa kết cấu, khai báo vật liệu, mặt cắt ban đầu, tải trọng, phân tích nội lực.
  + Thực hiện lệnh thiết kế cầu: Khai báo các thông số cho bài toán thiết kế, thực hiện lệnh thiết kế.
     Thực hiện thiết kế tối ưu: 
  • Steel optimal design: thiết kế tối ưu kết cấu thép
  • SRC optimal design: thiết kế tối ưu kết cấu bê tông cứng
- Khi thiết kế tối ưu kết cấu thép, Midas tự động thay đổi dạng mặt cắt để đạt mục tiêu trọng lượng toàn kết cấu nhỏ nhất nhưng vẫn thỏa mãn tiêu chuẩn thiết kế đã lựa chọn.
- Khi thiết kế tối ưu kết cấu bê tông cứng, Midas chỉ tự động thay đổi kích thước mặt cắt phần thép hình bê trong phần bê tông.

2. Bài toán tối ưu hóa trong kết cấu cầu dây văng
- Midas hỗ trợ tính năng Get unknown load factors để Tính toán điều chỉnh lực nội lực cầu dây văng trên cơ sở thỏa mãn hàm mục tiêu đã chọn.
- Trình tự khai báo điều chỉnh nội lực cầu dây văng như sau:
  + Mô hình hóa kết cấu: Khai báo sơ đồ hình học, vật liệu, mặt cắt, tải trọng và tổ hợp tải trọng
  + Thực hiện lệnh phân tích nội lực
  + Vào lệnh Results\ Unknown Load Factor… khai báo hàm mục tiêu (Object Function ), các ràng buộc (Constraints), trường hợp tải trọng điều chỉnh, sau đó bấm nút Get Unknown Load Factors hiển thi kết quả hệ số tải trọng trong các dây văng. Khi khai báo tổ hợp nội lực cần điều chỉnh gồm hệ tĩnh tải và lực căng đơn vị trong các dây thì các hệ số tải trọng tìm được lực điều chỉnh trong dây.

Phần mềm tính toán kết cấu cầu Rm bridge

I. Tổng quan
  • Trong những năm gần đây, phần mềm tính toán kết cấu cầu Rm đã giúp nhiều kỹ sư, các đơn vị tư vấn thiết kế giải quyết được rất nhiều bài toán phân tích kết cấu cầu từ đơn giản đến phức tạp. Phần mềm này thông dụng ở rất nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước châu Á.
  • Ở Việt Nam hiện nay, phần lớn các công ty tư vấn sử dụng phần mềm này để kiểm tra, tính toán lại các kết cấu cầu lớn. Chương trình được thiết kế với các mô đun chuyên dụng để tính toán kết cấu cầu ở Việt Nam và trên thế giới.
II. Giới thiệu chung về phần mềm Rm

1. Khả năng của chương trình
Một vài khả năng đã được tôi giới thiệu ở Các phần mềm phân tích kết cấu cầu. Sau đây là những khả năng khác của phần mềm.
  - Dữ liệu đầu vào: Sử dụng dữ liệu nhập vào theo khối, được chia thành các mô đun.
  - Phân tích từng phần nhỏ trong kết cấu tổng thể mà không cần phải thay đổi dữ liệu đầu vào.
  - Các kết cấu thường dùng chương trình để phân tích như: Hệ khung phẳng, hệ dầm thanh phẳng, kết cấu đài cọc, hệ khung không gian, hệ dầm thanh không gian, hệ dầm và dây biến dạng hoặc không biến dạng hình học.
  - Các tổ hợp của nội lực và biến dạng:
  • Phân tích độ bền, ổn định của kết cấu cầu
  • Thiết kế bê tông và thiết kế thép
  • Phân tích nứt của kết cấu bê tông
  • Phân tích phi tuyến
  • Phân tích dao động
  • Các phương thức phân tích: Lực rung, phổ phản ứng, động đất, phương pháp thời gian.
  • Các phân tích liên quan đến Thi công kết cấu bê tông ứng suất trước
  • Phân tích ảnh hưởng động của gió, hoạt tải
2. Các tiêu chuẩn kĩ thuật áp dụng
  • Tiêu chuẩn thiết kế của Áo
  • Tiêu chuẩn thiết kế cảu Đức về kết cấu thép và kết cấu bê tông
  • Tiêu chuẩn thiết kế của Bồ Đào Nha
  • tiêu chuẩn thiết kế của Na Uy
  • Tiêu chuẩn thiết kế của Nhật Bản
  • Tiêu chuẩn thiết kế của Anh
  • Tiêu chuẩn thiết kế của Mĩ
  • Tiêu chuẩn thiết kế của châu Âu
3. Các dự án đã áp dụng phần mềm phân tích kết cấu cầu Rm bridge
- Phần mềm đã được sử dụng để thiết kế nhiều công trình cầu lớn ở Việt Nam và trên thế giới như:
  • A2 Motorway (Lavant Valley), Austria: Thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng với chiều dài nhịp giữa là 160m, chiều cao trụ là 175m
  • Gateway bridge (Brisbane, Australia): Thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng với chiều dài nhịp giữa là 260m, chiều cao trụ là 60m
  • Cầu Rạch Miễu- Việt Nam: Sơ đồ nhịp là 117-270-117m
  • Cầu Đắc Rông- Việt Nam
- Tại Việt Nam, các cầu tiêu biểu như Phú Lương, Dakrong, Tư Hiền, Rạch Miễu, Thuận Phước... đều được sử dụng phần mềm này để tính toán kết cấu.

- Tại Hà Nội sắp tới cầu Vĩnh Tuy với chiều dài khoảng 3100m có khẩu độ nhịp chính là 135m (khẩu độ đúc hẫng lớn nhất tại Việt nam) đến giai đoạn thiết kế kỹ thuật cũng sẽ sử dụng phần mềm. 

- Đối với các dự án nước ngoài các công trình cầu có khẩu độ lớn được thiết kế bởi các hãng Tư vấn nước ngoài, trong quá trình thi công, đều được kiểm toán lại bằng Rm như cầu Tân Đệ, Quý Cao, Cầu Kiền, Cầu Câu Lâu, Trà Khúc, Nút giao Ngã Tư Vọng...

Các bạn có thể xem thêm bài viết:



Khái niệm về Bê Tông Xi Măng

·        Bê tông xi măng là một loại đá nhân tạo được nhận bằng cách tạo hình và làm đặc chắc một hỗn hợp được lựa chọn hợp lý của cốt liệu:
Bê tông xi măngo   Cốt liệu lớn (các loại vật liệu rời 5-70mm): đóng vai trò là bộ khung chịu lực, giảm co ngót, giảm giá thành.
o   Cốt liệu nhỏ (Vật liệu rời kích thước 0.14-5mm)
o   Xi măng: bao bọc và lấp đầy khoảng trống giữa cốt liệu lớn
o   Nước
o   Chất phụ gia (nếu có): nhằm điều chỉnh một số tính chất đặc biệt của bê tông
           Trong bê tông: cốt liệu đóng vai trò là bộ khung chịu lực vữa và nước bao bọc xung quanh hạt cốt liệu đóng vai trò là chất kết dính, đồng thời lấp đầy khoảng trống giữa cát hạt cốt liệu.

            Các bạn có thể xem thêm Tính chất của bê tông Asphalt để biết sự khác nhau về thành phần cốt liệu của 2 loại bê tông

·        Ưu nhược điểm của bê tông xi măng
o   Ưu điểm: cường độ cao, dễ tạo hình, bền vững với môi trường, phạm vi sử dụng lớn, giá thành hợp lý
o   Nhược điểm: nặng, cách âm và cách nhiệt kém.

·        Phân loại
o   Theo cường độ nén:
§  BT thường: 150-600 daN/cm^2 = 15-60 MPa
§  BT cường độ cao: >600 daN/cm^2= 60-100 MPa
§  BT cường độ rất cao: >100 daN/cm^2 = 100-200 MPa
o   Theo hạt cốt liệu: Bê tông cốt liệu đặc, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông cốt liệu đặc biệt.
o   Theo chất kết dính: Bê tông xi măng, bê tông silicat, bê tông thạch anh, bê tông polime, bê tông đặc biệt
o   Theo khối lượng thể tích: Bê tông đặc biệt nhẹ (ρ_0<0,5g/〖cm〗^3 ), nhẹ (0.5-1.8) nặng (1.8-2.5), đặc biệt nặng (>2.5)
o   Theo tính công tác: theo độ sụt, độ cứng Vebe, độ chảy lan
o   Theo tác động của môi trường:
§  XO: Bê tông không có nguy cơ bị ăn mòn
§  XC1-XC3: theo mức độ tác động của cacbonat
§  XD1-XD3:  theo tác dụng của cốt liệu không trong nước biển
§  XS1-XS3: theo tác dụng của cốt liệu trong nước biến
§  XA1-XA3: theo tác động hỗn hợp
Mức độ tăng dần: nhẹ, trung bình, mạnh.
o   Theo phạm vi sử dụng: Bê tông thường, bê tông thủy công, bê tông mặt đường, bê tông đặc biệt

·        Yêu cầu cơ bản: Bê tông xi măng phải đảm bảo:
o   Độ dẻo (độ sụt ): khi vừa nhào trộn xong– thi công
o   Cường độ: ở độ tuổi quy định– chịu lực
o   Giá thành– hợp lý
o   Độ chống thấm chỉ định với môi trường

·        Cấu trúc của bê tông xi măng
o   Cấu trúc vĩ mô: thể tích của cốt liệu V_cl, thể tích hồ XM V_x, thể tích lỗ rỗng khí V_(k 2-5%)V_cl+V_x+V_(k 2-5%)=V_b 
o   Cấu trúc vi mô:
§  Cấu trúc cốt liệu
§  Cấu trúc đá xi măng
§  Cấu trúc vùng tiếp xúc giữa cốt liệu và đá xi măng (30-60μm)
§  Cấu trúc lỗ rỗng vi mô

Một số bài viết khác về vật liệu xây dựng

Vật Liệu Chất Kết Dính Vô Cơ

Các bài viết có liên quan:

1. Khái niệm chung 
- Vật liệu chất kết dính vô cơ là loại vật liệu dạng bột hoặc dạng lỏng khi nhào trộn với nước tạo thành vữa dẻo. Sau các quá trình biến đổi lí hóa phức tạp trở thành rắn chắc và chuyển thành đá. Chất kết dính vô cơ có khả năng dính kết các vật liệu rời rạc (cát, đá dăm, sỏi) thành một khối rắn chắc như bê tông, gạch silicat, vữa xây dựng.

2. Phân loại
  + Chất kết dính vô cơ hóa rắn trong không khí: có khả năng rắn chắc và tăng cường độ trong môi tường không khí theo thành phần hóa học được chia làm 4 nhóm:
          Vôi rắn trong không khí: chủ yếu là CaO
  Chất kết dính manhe: thành phần chủ yếu là MgO
  Chất kết dính thạch cao: chủ yêu là 〖CaSO〗_4
  Thủy tinh lỏng:〖Na〗_2 n〖SiO〗_2 hoặc K_2 n〖SiO〗_2
  + Chất kết dính rắn trong nước: có khả năng rắn chắc và phát triển cường độ trong môi tường không khí và trong môi trường nước. Thành phần khoáng vật chủ yêu là các liên kết của 4 khoáng vật thành phần hóa học: CaO, 〖SiO〗_2, 〖Al〗_2 O_3, 〖Fe〗_2 O_3. Nhóm khoáng vật này tạo ra 4 chất kết dính chủ yếu: Xi măng silicat, pooclang, alumin, Lama.
  + Chất kết dính rắn trong hơi nước bão hòa (khoảng 175 độ, 8 at): thành phần chủ yếu là CaO,〖SiO〗_2. Các chất kết dính thường gặp trong nhóm này: vôi-silic, vôi-tro, vôi-xỉ,...

3. Phạm vi sử dụng 
  Trong xây dựng công trình giao thông thì xi măng pooclang đóng vai trò là chất kết dính sử dụng rộng rãi trong xây dựng cầu, đường ô tô và các công trình giao thông khác khác.

4. Vôi canxi 
- Là chất kết dính vô cơ rắn trong không khí, có thành phần hóa học chủ yếu là CaO
- Nguyên tắc sản xuất
Nguyên liệu: đá vôi, canxit, dolomit (〖CaCO〗_3 > 92%, sét ≤ 6%)
Quá trình nung: đá vôi được đập nhỏ, d= 5-20 cm rồi đưa vào lò nung (900-1100 độ).
    Đá vôi〖CaCO〗_3 → vôi sống CaO: 〖CaCO〗_3 → CaO +〖CO〗_2 (600-1200 độ)
           〖CO〗_2 mất xấp xỉ 44% khối lượng và giảm 10% thể tích → vôi sống bị xốp
- Quá trình rắn chắc của vôi
  + Vôi tôi:
Giai đoạn hòa tan: 〖Ca(OH)〗_2 bị hòa tan vào nước nhào trộn, 1 phần 〖Ca(OH)〗_2 tồn tại dạng keo.
Giai đoạn kết tinh: nước bị mất dần〖Ca(OH)〗_2 chuyển dần từ trạng thái keo sang ngưng keo và kết tinh rồi rắn chắc lại.
Giai đoạn Cacbonat hóa:〖Ca(OH)〗_2+〖CO〗_2 →〖CaCO〗_3 + H_2O. Các giai đọa xảy ra đồng thời, nếu có sự tham gia của〖CO〗_2 sẽ tăng nhanh quá trình rắn chắc.
Có thể dưỡng hộ vôi bằng khí〖CO〗_2: trộn thêm với 1 ít xi măng, ít thạch cao hoặc phụ gia hoạt tính khi sử dụng silicat vô định hình 〖SiO〗_2  thì còn có quá trình silicat.
  + Vôi bột sống: gần giống vôi tôi nhưng khác là không có quá trình hóa tan, hóa keo khi tôi vôi.
                                           CaO + H_2 O → 〖Ca(OH)〗_2 + Q
    Vôi bột sống tác dụng hỗn hợp với nước sẽ tỏa ra 1 nhiệt lượng do đó làm tăng tốc độ rắn chắc. Các quá trình tiếp theo giống vôi tôi.
- Các chỉ tiêu kĩ thuật của vôi
  + Độ hoạt tính của vôi (%): là tổng hàm lượng CaO và MgO có trong vôi.
    Cách xác định bằng phản ứng hết axit HCl cho đến khi chât thử phenolphtalein bị mất màu hồng:                                                         x=(V_0.0.02804k)/m.100
                   V_(0): là thể tích axit HCl 1M đã sử dụng (ml)
                    k: hệ số điều chỉnh nồng độ đ HCl 1M
                   m: khối lượng mẫu thí nghiệm (1g vôi)
                  0.02804: lượng canxi oxit tương ứng với 1ml dd HCl 1M
  + Nhiệt độ sôi: là nhiệt độ lớn nhất trong quá trình tôi vôi (thí nghiệm 10g vôi bột sống +20g H_2O)
  + Tốc độ tôi vôi: là thời gian kể từ khi cho nước vào đến khi đạt nhiệt độ lớn nhất (phút)
  + Sản lượng vôi: là lượng vôi nhuyễn do 1 kg vôi sống sinh ra
  + Lượng hạt sượng: là hạt không bị tôi, còn lại trên sàng 0.63 sau khi sàng vôi nhuyễn trong nước.
  + Độ mịn của vôi sống μ: là lượng hạt còn lại trên sàng 0.63mm và 0.08mm

Các bạn có thể muốn xem bài viết

Vật Liệu Xây Dựng Đá Thiên Nhiên

 Các bạn có thể muốn biết thêm về:
- Vật liệu đá thiên nhiên là vật liệu xây dựng được sản xuất từ đá thiên nhiên, có hoặc không có gia công cơ học (nổ mìn, đạp nghiền, cưa,...). Đá thiên nhiên là một khối tổ hợp có quy luật của một hay nhiều khoáng vật, khoáng vật là những chất hóa học được tạo thành do kết quả của quá trình hóa lí tự nhiên khác nhau xảy ra trong vỏ trái đất.

  + Đá granit (đá hoa cương):  nguồn gốc là đá magma xâm nhập
    Là đá axit có thành phần khoáng vật: thạch anh (20-40%), fenspat (40-70%), mica (5-20%) và các khoáng vật màu xẫm như amfibon, piroxen.
    Đá có cấu trúc tinh thể dạng hạt rất đặc chắc, màu sắc thay đổi từ xám đến hồng, ρ_0= 2600-2700 kg/m^3, có cường độ chịu nén rất lớn từ 120-150 MPa, khả năng chịu gia công cơ học rất tốt
    Phạm vi sử dụng: làm đá hộc để xây, đá dăm lát đường; làm bê tông cốt thép; gia công cẩn thận để làm phiến xây hay làm đá ốp lát; không sử dụng đá granit cho công trình chịu nhiệt
Đá granit

 + Đá bazan: nguồn gốc là đá magma phun trào
    Là 1 loại đá bazo có thành phần khoáng vật là fenspat và khoáng vật sẫm màu.
    Đá có cấu trúc ẩn tinh (poocfia); ρ_0= 2900-3500 kg/m^3; cường độ chịu nén phụ thuộc vào vết nứt và lỗ rỗng từ 100-500 MPa. Đá rất cứng, giòn, khó gia công, chống phong hóa cao.
    Phạm vi sử dụng: được sử dụng phổ biến làm đường, làm cốt liệu bê tông.
đá bazo
  
 + Đá vôi: nguồn gốc là đá trầm tích hóa học
    Thành phần chủ yếu là canxit〖CaCO〗_3 và có thể lẫn tạp chất. Đá vôi tinh khiết có màu tắng nhưng khi lẫn tạp chất thì có nhiều màu khác nhau: tro xám, xanh nhạt, vàng, hồng xẫm, đen.
    Đá có ρ_0= 1700-2600 kg/m^3, có độ cứng cấp 3, có cường độ chịu nén giới hạn: 60-80 MPa.
    Phạm vi sử dụng: dùng để chế tạo đá ốp trang trí, cốt liệu cho bê tông, đá dăm làm đường, đá hộc để xây và là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất xi măng
Đá vôi
- Các dạng vật liệu đá thiên nhiên dùng trong xây dựng
 + Đá hộc:
    Là những viên đá chưa qua gia công, đẽo gọt nên không có hình dạng hình học nhất định, kích thước cả 3 chiều của nó trong khoảng 150-450 mm, mỗi viên từ 20-40kg.
    Thường được sản xuất từ các loại đá: đá vôi, đá dolomit, đá sa thạch, đá granit. Đá gốc để sản xuất đá hộc (trừ 1 số loại trầm tích) phải có cường độ nén và cường độ giới hạn không nhỏ hơn 10 MPa và hệ số mềm > 0.75
    Phạm vi sử dụng: tùy thuộc vào hình dáng và kích thước của đá  rồi sử dụng để xây móng, làm mố trụ cầu, tường chắn, làm nền đường ô tô xe lửa, xây dựng các công trình thủy lợi, làm cốt liệu cho bê tông đá hộc.
 + Cát:
    Là những trầm tích cơ học dạng rời rạc thường nằm bên  lòng sông suối, hồ, bãi biển, có đường kính hạt từ 0.14-5mm
    Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, ngoài ra còn có mica, fenspat. Cát có thể có màu vàng, trắng xám,nâu.
    Phạm vi sử dụng: dùng làm cốt liệu cho bê tông, vữa ; dùng để san lấp và lớp đệm cho nền móng công trình; ngoài ra còn làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng như kính, gạch silicat.
 + Đá dăm: là đá có đường kính hạt từ 5-70mm, được sản xuất bằng cách xoay nghiền các loại đá gốc. Đá thường dùng làm cốt liệu cho bê tông.
 + Bột đá: có kích thước chủ yếu < 0.14mm, được sản xuất bằng cách nghiền các loại đá gốc, thường làm cốt liệu cho bê tông và vữa.

Các bạn có thể muốn xem bài viết:

Quản lí dự án là gì?

Bài viết dưới đây được tôi chon lọc trong cuốn " Tổng quan về quản lí dự án"- Nguyễn Tấn Bình

Các bạn có thể muốn đọc:
  1. Các phần mềm phân tích kết cấu cầu
  2. Đề cương môn lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng
- Theo khung kiến thức quản lí dự án đưa ra: "Quản lí dự án là việc áp dụng: kiến thức, kĩ năng, công cụ và kĩ thuật vào các hoạt động của dự án nhắm đạt được mục tiêu đề ra".
- Quản lí dự án được tiến hành bằng cách kết hợp các quy trình:
Quy trình quản lí dự án
- Một sai lầm mà các nhà quản lí thương mắc phải đó là muốn lên kế hoạch tổng thể và chi tiết cho toàn bộ các bộ phận dự án. Thoạt đầu, những tưởng việc đó là thể hiện sâu sát nhưng thực sự chúng đã chứa đựng nhiều khiếm khuyết vì họ hoán toàn không đủ dữ kiện ban đầu, dãn đến quyết định chủ quan, áp đặt.
- Một người, kể cả lãnh đạo chẳng thể nào suy nghĩ hết mọi thứ, một ước lượng sai dẫn đến toàn bộ dự án sẽ bị sụp đổ ngây khi nó mới bắt đầu. Quy tắc đầu tiên  của quản lí dự án là những người tham gia vào dự án phải cùng nhau lên kế hoạch.
- Nhà quản lí dự án đóng vai trò như một người vận hành. Họ giúp cho các nhóm dự án hoàn thành công việc, giải quyết các vấn đề cản trở công việc, tìm ra các nguồn lực khan hiếm mà nhóm dự án cần và bảo vệ họ khỏi những thế lực bên ngoài có thể làm gián đoạn công việc của dự án. Người quản lí không phải là ngôi sao trong các nhóm dự án mà trên hết phải là một người lãnh đạo theo đúng nghĩa của từ này.
- Có một định nghĩa về lãnh đạo rất hay: "Lãnh đạo là nghệ thuật khiến cho người khác trở nên muốn làm những công việc mà mình cho rằng nên được làm". Khác với kẻ độc tài là bắt ép người khác làm những gì mà mình muốn.
Thế nào là lãnh đạo
- Lên kế hoạch, thiết kế lộ trìnhđiều hành công việc là phần lãnh đạo. Làm sao cho, nếu thiếu sự lãnh đạo thì các dự án chỉ có thể đáp ứng được những yêu cầu cơ bản tối thiểu, nhưng với sự lãnh đạo thì kết quả sẽ vượt xa hơn nhiều.

Các Bộ Phận Cơ Bản Của Công Trình Cầu

    Công trình cầu bao gồm cầu, đường đẫn vào cầu, các công trình điểu chỉn dòng chảy và gia cố bờ sông tại vị tri đặt cầu (nếu có). Nói chung các bộ phận cơ bản của công trình cầu gồm có:


1. Kết cấu phần trên
Kết cấu phần trên

   Kết cấu nhịp cầu: là bộ phận trực tiếp đỡ các tải trọng tác động trên cầu. Kết cấu nhịp rất đa dạng và có thể phân loại theo nhiều hình thức khác nhau.
 - Phân loại theo sơ đồ tĩnh học: 
   + Sơ đồ tĩnh định: kết cấu giản đơn, kết cấu mút thừa, kết cấu khung T nhịp đeo,...
   + Sơ đồ siêu tĩnh: kết cấu khung dầm, kết cấu liên tục, kết cấu dây treo,...
 - Một số dạng các loại mặt cắt ngang kết cấu nhịp khác: Dầm Pre- beam,...

2. Kết cấu phần dưới
Kết cấu phần dưới

   Kết cấu phần dưới là bộ phận tiếp nhận toàn bộ các tải trọng truyền xuống từ kết cấu phần trên và truyền lực trực tiếp tới địa tầng thông qua kết cấu móng. Kết cấu phần dưới bao gồm: mố, trụ, nền móng.
 - Mố cầu được xây dựng tai các đầu cầu, là bộ phận chuyển tiếp giữu cầu và đường đảm bảo xe chạy êm thuận từ đường vào cầu. Mố cầu còn có nhiều vụ điều chỉnh dòng chảy và chống xói lở bờ sông.
 - Trụ cầu là bộ phận đặt giữa hai nhịp kề nhau để phân chia kết cấu nhịp.

3. Các kết cấu phụ trợ
 Kết cấu phụ trợ

Các kết cấu phụ trợ trên cầu gồm có:
 - Bộ phận mặt cầu: đảm bảo các phương tiện lưu thông êm thuận. Mặt cầu phải chịu lực cục bộ do chịu tác động trực tiếp cảu vệt bánh xe; đảm bảo độ nhám, độ chóng mài mòn.
 - Lề đường: có thể bố trí cùng mức hay khác mức với phần xe chạy. Trường hợp bố trí cùng mức phải có dải phân cách nhằm đảm bảo an toàn.
 - Lan can: Đảm bảo an toàn xe chạy trên cầu đồng thời là công trình kiến trúc thể hiện tính thẩm mỹ của cầu.
 - Hệ thống thoát nước trên cầu: Hệ thống thoát nước dọc và ngang cầu đảm bảo thoát nước mặt cầu.
 - Hệ liên kết trên cầu: Gối cầu và khe co giãn.
   + Gối cầu: truyền tải trọng từ kết cấu nhịp xuống kết cấu phần dưới, là hệ liên kết giữu kết cấu phần trên và kết cấu phần dưới của công trình cầu.
   + Khe co giãn: đảm bảo kết cấu nhịp chuyển vị tự do theo đúng sơ đồ kết cấu đã thiết kế.
   Ngoài ra còn có các hạng mục: các thiết bị kiểm tra, biển báo, thông tin tín hiệu và chiếu sáng trên cầu,...
   
Các bạn có thể muốn đọc các bài viết liên quan:

MÁY THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG

1. Công dụng:
Trong dây chuyền thi công mặt đường bê tông nhựa nóng, máy rải thảm có vị trí chủ đạo. Nó có nhiệm vụ nhận hỗn hợp bê tông nhựa nóng từ xe vận chuyển rồi rải hổn hợp đó lên nền đường có chiều dày 2,5– 3 cm gạt phẳng và đầm lèn sơ bộ nhờ bộ công tác lắp trên máy
Ngoài công việc rải thảm, máy còn có thể rải các hổn hợp vật liệu rời có chất kết dính

2. Phân loại:
Có thể phân loại máy rải như sau:
- Theo hệ thống truyền động
+ Truyền động cơ học
+ Truyền động thủy lực
- Theo hệ di chuyển có: Di chuyển bánh xích và di chuyển bánh lốp.
- Theo năng suất máy:
+ Loại nhỏ có năng suất  ≤ 300 Tấn ít được sử dụng
+ Loại TB có năng suất 300 – 400 Tấn được sử dụng phổ biến
+ Loại lớn có năng suất ≥ 400 Tấn dùng cho công trình có khối lượng công việc lớn.

3. Cấu tạo:
Sơ đồ cấu tạo máy thi công mặt đường bê tông nhựa nóng

* Sơ đồ cấu tạo máy 
1. Ca bin; 2. Động cơ; 3. Bộ gây rung; 4. Thanh đo; 5. Tay quay; 6 Kim chỉ vạch; 7. ổ vít; 8. Bàn là; 9. Đầm rung; 10. Thanh gạt; 11. Vít xoắn; 12. Khung đỡ; 13. Di chuyển bánh xích; 14. Băng tấm; 15. Con lăn; 16. Xe vận chuyển BTNN; 17. Khớp liên kết; 18. Thùng chứa; 19 Xi lanh nâng hạ 

4. Nguyên lý làm việc:
- Hổn hợp bê tông nhựa nóng từ ô tô sẽ đổ vào thùng chứa (18) và được vận chuyển về phía sau nhờ băng tấm (14) sau đó chuyển đến băng vít xoắn (11), hỗn hợp được rải đều 2 phía ngoài của làn đường, tiếp theo tấm gạt (10) tạo cho hổn hợp có chiều cao theo yêu cầu, bộ đầm rung (9) có tác dụng đầm lèn sơ bộ, bàn là (8) có tác dụng là phẳng và định về bề dày biên dạng cho lớp bê tông nhựa nóng bằng hệ thống kim vạch(6)  và hệ thanh đo (4), 

5. Năng suất:
Năng suất của máy rải thảm được tính theo công thức sau:
N = B.h.Vm. . Kt (Tấn/h)
Trong đó:
B – Chiều rộng vệt rải (m)
H – Chiều dày vệt rải (m)
Vm – Tốc độ làm việc của máy m/h
Kt – Hệ số sử dụng thời gian
 – Trọng lượng riêng của hh rải Tấn/m3

Có thể các bạn muốn xem:

Các phần mềm phân tích kết cấu cầu

Tính chất cảu bê tông Asphalt

Các tính chất cảu bitum dầu mỏ

Các tính chất của bitum dầu mỏ

1. Khái niệm và phân loại chất kết dính hữu cơ
* Chất kết dinh hữu cơ là những chất hữu cơ có thành phần là những hidrocacbon cao phân tử và các dẫn xuất của chúng (có chữa N, O, S)
  - Có thể tồn tại ở dạng cứng , quánh , lỏng  ( gia nhiệt trở nên lỏng )
    + Có khả năng trộn lẫn và dính kết các vật liệu khoáng dạng rời rạc -> vật liệu đá nhận tạo phù hợp đê xây dựng đường
    + Chất kết dính hữu cơ còn được sử dụng làm vật liệu lợp, cách nước .
Bitum dầu mỏ* Phân loại:
  - Theo thành phần hóa học: Bitum, Gudrông
  - Theo nguồn gốc
+ Bitum dầu mỏ: chưng cất dầu thôi
+ Bitum đá dầu: chưng cất đá dầu
+ Bitum thiên nhiên: có sẵn trong tự nhiên
+ Gudrông than đá: chưng khô than đá
+ Gudrông than bùn: chưng khô than bùn
+ Gudrông gỗ: chưng khô gỗ
  - Theo tính chất xây dựng
+ Bitum và Gudrông rắn: ở 20-25 độ là chất rắn tính giòn, đàn hồi, từ 180-200 độ tính lỏng
+ Bitum và Gudrông quánh: ở 20-25 độ  là chất mềm, có tính dẻo, độ đàn hồi không lớn
+ Bitum và Gudrông lỏng: ở 20-25 độ là chất lỏng, chứa thành phần dễ bay hơi
+ Nhũ tương Bitum và Gudrông: là hệ keo phân tán gồm chất kết dính + nước + chất nhũ hóa.

2. Bitum dầu mỏ: là hỗn hợp phức tạp của các hợp chất hidrocacbon (metan, naftalen, các loại mạch vòng) và 1 số nguyên tố phi kim (N,O,S); có màu đen, hòa tan được trong benzen

* Thành phần của Bitum dầu mỏ và ảnh hưởng của từng thành phần đến tính chất Bitum dầu mỏ
  C=82-88%, H=8-10%, S=0-6%, N=0,5-1%, O =0-1,5%. Trên cơ sở lý thuyết về nhóm hóa học, thành phần của Bitum dầu mỏ được chia làm 3 nhóm chất chính và các nhóm chất phụ
+ Nhóm chất chính: nhóm chất dầu (45-60%), nhóm chất nhựa (15-30%), nhóm Asphalt (10-38%)
   Nhóm chất dầu: gồm các hợp chất có phân tử lượng thấp (300-600 dvC), không màu, ρ=0, 91-0,925 g/〖cm〗^3. Hàm lượng từ 45-60%, hàm lượng nhóm chất dầu tăng thì tính quánh giảm
   Nhóm chất nhựa: gồm các hợp chất có phân tử lượng trung bình (600-900 dvC), màu sẫm, ρ~1 g/〖cm〗^3. Hàm lượng từ 15-30%, hàm lượng nhóm chất nhựa tăng thì tính dẻo tăng, dính bám cốt liệu càng tăng
   Nhóm Asphalt: gồm các hợp chất có phân tử lượng cao (1000-6000dvC) hòa tan trong cloruafooc, tetraclorua cacbon, dầu hỏa, axeton, có màu nâu sẫm hoặc đen, ở thể rắn giòn, chỉ phân giải trên 300℃, ρ=01,2-1,15g/〖cm〗^3, hàm lượng từ 10-38% . Hàm lượng nhóm Asphalt tăng thì tính quánh và tính nhiệt hóa mềm tăng.
+ Nhóm chất phụ: nhóm cacben và cacboit ( <1,5%) , nhóm axit asphaltvà anhydrit ( <1%)  , nhóm parafin ( <5%) .
   Nhóm cacben, cacboit : hàm lượng tăng thì bitum kém dẻo
   Nhóm axit asphalt và anhydrit: tăng thì liên kết giữa vật liệu và khoáng tăng
   Nhóm parafin: tăng thì giảm tính đồng nhất và dính bám .

* Cấu trúc của bitum dầu mỏ: là 1 hệ keo phức tạp, được tạo thành từ các nhóm chất có cấu trúc cơ bản là cấu trúc mixen
    + Nhóm Asphalt (nhóm chất rắn ) : pha phân tán
    + Nhóm chất dầu: môi trường phân tán
    + Nhóm chất nhựa: chất hoạt tính bề mặt -> giữ cho hệ ổn định
  - Tùy thuộc vào hàm lượng nhóm chất : trong bitum tạo nên các cấu trúc khác nhau -> bitum có tính chất khác nhau:
+ Cấu trúc Gel: tỷ lệ nhóm Asphalt lớn; (AF/ (dầu + nhựa) > 0,35), nhóm AF > 25 %. Các hạt nhân AF mở rộng, các mixen xích lại gần nhau hơn, tạo nên cấu trúc mạng không gian, đặc tưng cho bitum rắn (cứng) ở nhiệt độ thấp
--> Bitum có tính đàn hồi
+ Cấu trúc Sol: hàm lượng chất nhựa + chất dầu  lớn , AF/( dầu +nhựa ) < 0,27. Các hạt mixen ở xa nhau, chuyển động tự do trong môi trường chất dầu. Đặc trưng cho bitum lỏng ở nhiệt độ thường, bitum quánh ở nhiệt độ cao.
+ Cấu trúc Sol-Gel : đặc trưng cho bitum quánh ở nhiệt độ thường : bitum có tính đàn hồi dẻo và nhớt
-->Thích hợp nhất dùng cho xây dựng đường vì có tính quảnh dẻo ổn định nhiệt ,…

* Tính quánh, tính dẻo, tính ổn định nhiệt và tính dính bám của bitum dầu mỏ quánh. Các biện pháp cải thiện tính chất này.
  - Tính quánh là tính chất chống lại sự dịch chuyển của các hạt bitum dưới tác dụng của ngoại lực ; biểu thị mối liên kết nội tại trong bitum ; thay đổi trong phạm vi rộng tùy thuộc vào mác Bitum.
+ Yếu tố ảnh hưởng: hàm lượng nhóm chất: chất dầu tăng, nhóm AF tăng thì tính quánh tăng; nhiệt độ môi trường cao thì tính quánh giảm
+ Ý nghĩa: định mác bitum quánh dựa vào độ kim lún; ảnh hường đến tính chất cơ học của vật liệu sử dụng bitum; quyết định công nghệ chế tạo và thi công vật liệu sử dụng bitum
+ Phương pháp xác định: (TCVN 7495-2005) đánh giá chỉ tiêu độ kim lún.
 Mẫu bitum quánh ở nhiệt độ 25 độ, kim (m=100g, d=1mm)
      Thời gian: đo độ cắm sâu của kim vào bitum ở nhiệt độ 25 độ trong 5s .
      P_25 (0,1mm): độ kim lún , 1 độ kim lún =0,1mm
 --> P_25  nhỏ thì bitum càng quánh
  - Tính dẻo là tính chất đặc trưng cho khả năng biến dạng của bitum dưới tác dụng của ngoại lực
+ Yếu tố ảnh hưởng: nhóm chất nhựa, chất dầu tăng thì tính dẻo tăng, nhiệt độ tăng thì tính dẻo tăng.
+ Ý nghĩa: đảm bảo khả năng chống nứt và tính dễ đầm chặt của vật liệu sử dụng bitum.
+ Phương pháp xác định (TCVN 7495-2005): đánh giá thông qua chỉ tiêu độ kéo dài mẫu bitum
      Mẫu bitum được kéo trong nước ở nhiệt độ 25 độ, tốc độ kéo 5cm/phút đến khi bị đứt.
--> Xác định chiều dài đến khi mẫu bị đứt: L_25(cm)
  - Tính ổn định nhiệt: là tính chất đặc trưng cho tính ổn định nhiệt các tính chất của bitum khi nhiệt độ thay đổi :
    ∆T=T_m-T_c: đặc trung cho tính ổn định nhiệt
    T_m: nhiệt độ của bitum khi chuyển từ trạng thái quánh sang lỏng: nhiệt độ hóa mềm.
    T_c: nhiệt độ của bitum khi chuyển từ trạng thái quánh sang cứng: nhiệt độ hóa cứng
--> ∆T càng lớn thì tính ổn định nhiệt càng cao
+ Nhóm AF tăng thì tính ổn định nhiệt càng cao
+ Ý nghĩa: đánh giá chất lượng bitum; lựa chọn bitum sử dụng trong vật liệu xây dựng đường ô tô và sân bay
+ Phương pháp xác định (TCVN 7495-2005)
      T_m: xác định bằng thí nghiệm vòng và bi. Viên bi: m=3,5g, d=9,5mm
      T_c: xác định bằng thiết bị đo độ kim lún (là nhiệt độ ứng với độ kim lún P_25=1- tương ứng là = 0,1mm) hoặc có thể xác định bằng dụng cụ Fraxa (là nhiệt độ ứng với thời điểm xuất hiện vết nứt châm chim trên lớp bitum)
  - Tính dính bám của bitum với bề mặt vật liệu khoáng: là tính chất đánh giá độ bền mối liên kết giữa bitum và vật liệu khoáng (đá dăm ) dưới tác dụng của nước sôi (100 độ)
+ Sự hình thành mối liên kết: nhào trộn bitum + vật liệu khoáng: liên kết vật lý – hóa học -> dính bám.
 Liên kết vật lý: phụ thuộc vào chiều dầy màng bitum
 Liên kết hóa học: phụ thuộc vào độ hoạt tính của bitum và bề mặt vật liệu khoáng.
+ Phương pháp xác định:
 Đá dăm (20 viên): rửa sạch, sấy khô
 Nhúng vào bitum lỏng (15 phút)
 Để ngoài không khí 15 phút
 Nhúng vào nước sôi 10 phút
 Nhấc ra, quan sát
 Kết luận (cấp dính bám): bảng 9.1 (GT/205) dùng bitum từ cấp 3 trở lên.
+ Ý nghĩa: ảnh hưởng lớn đến cường độ, độ ổn định nước, tính ổn định nhiệt của hỗn hợp bitum với vật liệu khoáng.
+ Yếu tố ảnh hưởng:
 Bitum (sức căng mặt ngoài lớn -> liên kết tốt hơn với vật liệu khoáng)
 Vật liệu khoáng: nguồn gốc (cốt liệu bazo có liên kết tốt hơn với bitum); đặc tính bề mặt (xù xì, nhám ráp -> liên kết tốt hơn với bitum); độ sạch; độ ẩm tăng thì liên kết giảm.

* Các tính chất của bitum dầu mỏ lỏng. Các biện pháp để cải thiện các tính chất này
  Bitum lỏng là chất kết dính hữu cơ ở dạng lỏng ở nhiệt độ thường, chứa nhiều nhóm chất nhẹ, dễ bay hơi. Bitum lỏng = bitum đặc (P_25=100-200) pha với dung môi (mazut, dầu mỏ, et xăng) -> có độ nhớt (theo yêu cầu.
  - Độ nhớt là tính chất đánh giá độ lớn của mối liên kết giữa các mixen trong bitum lỏng .
+ Phương pháp xác định: sử dụng dụng cụ nhớt kế Saybolt. C_60^5 (nhiệt độ là 60), chảy qua ống  D = 5mm. C_60^5 là độ nhớt(s)
+ Yếu tố ảnh hưởng: nhiệt độ môi trường, hàm lượng nhóm chất
+ Ý nghĩa: ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng thi công (tính tạo hình) của vật liệu sử dụng bitum lỏng.
  - Phần cất (thành phần dễ bay hơi) là chỉ tiêu xác định hàm lượng các nhóm chất do bay hơi (phần cất) hoặc hàm lượng các chất dễ bay hơi có trong bitum lỏng.
+ Phương pháp xác định: phần cất (chưng cất bitum lỏng ở nhiệt độ 225 độ, 315 độ, 360 độ); thành phần dễ bay hơi (đun bitum lỏng từ 60-100 độ với thời gian 1-5h tùy vào loại bitum -> đặc trưng cho khả năng đông đặc của bitum lỏng.
+ Ý nghĩa: chỉ tiêu gián tiếp xác định tốc độ đông đặc của bitum lỏng sau khi thi công; thành phần dễ bay hơi nhiều và nhiệt độ bay hơi thấp -> tốc độ đông đặc nhanh.

* Các chỉ tiêu kỹ thuật, phân loại và phạm vi sử dụng của bitum dầu mỏ lỏng, làm đường 
   Nêu tên được 11 chỉ tiêu trong bảng 1: các chỉ tiêu chất lượng của bitum.

* Các loại bitum dầu mỏ cải tiến (polyme bitum)
    Phương pháp chính để tạo bitum cải tiến là cho thêm vào bitum các chất như aminang, các khoáng chất đặc biệt các sợi khoáng và cao su. Sau khi trộn các chất cải biến (phụ gia), bitum phải có các đặc tính sau:
    + Giữ các đặc tính kỹ thuật trong thời gian bảo quản , thi công trên mặt đường và khi con đường được đem vào sử dụng
    + Có thể được chế biến bằng cách thông thường
    + Ổn định về lý hóa học trong thời gian bảo quản sử dụng và trên đường
    + Đạt độ nhớt trộn và phun ở nhiệt độ sử dụng
  - Bitum có pha thêm lưu huỳnh
    Có 2 cách sử dụng lưu huỳnh trong bê tông Asphalt để làm áo đường bộ
+ Asphalt được cho thêm 1 lượng tương đối nhỏ lưu huỳnh dưới dạng 1 chất hòa tan trong bitum
+ Cách gia công thứ 2 (THERMOPAVE) sử dụng hàm lượng lưu huỳnh cao. Lượng lưu huỳnh dư ra đóng vai trò như 1 chất khoáng tự rải, khi trộn với cốt liệu ta sẽ tạo ra 1 hỗn hợp rất dễ thi công và khi nguội có khả năng chống biến dạng cao.
 - Bitum có pha thêm cao su
 - Bitum thêm các hợp chất mangan hữu cơ

Các bài viết liên quan:

Đề cương môn lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng (Phần 2)

Các phần mềm phân tích kết cấu

Các mô đun cơ bản của phần mềm RM bridge

Lí thuyết chung về Tính toán điều chỉnh lực căng dây bằng Midas

Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 1)

Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 2)


Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 3)


Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 4)

Tính chất của bê tông Asphalt

Tính chất của bê tông Asphalt (BTAF)

Bê tông Asphalt
Hình ảnh: Mặt đường bê tông Asphalt
1. Bê tông Asphalt là 1 loại đá nhân tạo nhận được sau khi rải và làm đặc hổn hợp Asphalt trong đó hỗn hợp Asphalt bao gồm vật liệu khoáng và bitum ; được sử dụng chủ yếu trong xây dựng đường ôt ô và sân bay .
- Vai trò :
    Cốt liệu lớn : bộ khung chịu lực , làm tăng khối lượng hỗn hợp -> giảm giá thành
    Cốt liệu nhỏ : chèn lấp lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn -> tăng độ đặc ;
    Bột khoáng : tăng diện tích bề mặt hỗn hợp cốt liệu -> thay đổi cấu trúc bitum , tăng độ đặc cho hỗn  hợp
    Bitum : kết hợp với bột khoáng tạo nên chất kết dính Asphalt-> kết dinh cốt liệu ; tạo độ dẻo cho hỗn hợp bê tông Asphalt -> thi công
- Phân loại :
  + Theo nhiệt độ thi công
    Hỗn hợp bê tông Asphalt nóng : rải và bắt đầu làm đặc khi nhiệt độ hỗn hợp ≥120℃ , thường dùng bitum quánh : 40/60, 60/70 . 70/100

    Hỗn hợp bê tông Asphalt ấm : rải và bắt đầu làm đặc khi nhiệt độ hỗn hợp ≥100℃ , hoặc thường ≥70℃ khi dùng bitum lỏng mác 130/200
    Hỗn hợp bê tông Asphalt nguội lạnh : rải và bắt đầu làm đặc ở nhiệt độ hỗn hợp không khí ≥5℃ ,  dùng bitum quánh :70/130
  + Theo độ đặc ( độ rỗng dư )
    BTAF đặc : r =3-6%
    BTAF rỗng : r =6-12%
    BTAF rất rỗng : r =12-18%
  + Theo độ lớn của cốt liệu :
    BTAF đặc nóng ấm : BTNC 19 ;  BTNC 12,5 ; BTNC 9,5 ; BTNC4,75
    BTAF rỗng : BTNR 37,5 . BTNR 25 , BTNR 19
  + Theo hàm lượng đá dăm
    Loại BTAF đặc , nóng , ấm : A ( 50-60 ) , B ( 35-50 ) , C ( 20-35)
    BTAF nguội : BN ( 35-50 ) ; CN ( 20-35 )

2. Các tính chất của bê tông Asphalt
Các tính chất bê tông Asphalt thay đổi đáng kể theo nhiệt độ : ở nhiệt độ bình thường ( thể hiện tính đàn hồi dẻo ) , ở nhiệt độ cao ( thể hiện tính chảy dẻo ) , ở nhiệt độ thấp ( thể hiện tính giòn ) .
- Cường độ của bê tông Asphalt: (lưu ý cách xác định , phạm vi biến đổi , các yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp tăng cường độ)  tính chất cơ học của BTAF phụ thuộc vào khả năng chịu lực và độ ổn định ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau )
  + Cường độ chịu nén : được xác định ở 3 mức nhiệt độ khác nhau :
     Cường độ nén ở 50 độ C : biểu thị khả năng ổn định động của vật liệu làm bê tông .
     Cường độ nén ở 20 độ C là cường độ tiêu chuẩn của bê tông ( khả năng làm việc thường xuyên )
     Cường độ chịu nén ở 0 độ C : biểu thị khả năng chống nứt .
      Phương pháp xác định : thí nghiệm ( chế tạo mẫu + gia tải -> mẫu bị phá hoại -> P_max -> tính R
     Cường độ chịu nén là cường độ giới hạn khi nén mẫu tiêu chuẩn ở nhiệt độ và đặt tải theo quy định
     Kích thước mẫu tiêu chuẩn có đường kính ( d) = chiều cao ( h ) và = 101 ; 71,4 ; 50,5 mm tùy theo độ lớn của vật liệu khoáng .
  + Cường độ chịu kéo là đặc tính quan trọng của BTAF để đẩm bảo khả năng chống nứt .
      Phương pháp xác định : kéo trực tiếp trên mẫu dầm 40x40x160mm , kéo gián tiếp = phương pháp nén ngang mẫu trục .
        R_k=α P/dh  ( Mpa)
        Trong đó P : tải trọng phá hoại mẫu
        d, h : đường kính , chiều cao
        α : hệ số .
      Yếu tố ảnh hưởng đến mẫu : tỷ lệ thành phần vật liệu , mác của bitum, công nghệ đầm nén , nhiệt độ và tốc độ biến dạng .
- Biến dạng của BTAF
  + BTAF là vật liệu đàn hồi – dẻo nhớt tùy theo trạng thái và điều kiện biến dạng
  + Đánh giá biến dạng của BTAF : khi tải trọng tác dụng thường xuyên , sự phát triển của biến dạng phụ thuộc vào trị số ứng suất :
    Khi tải trọng P nhỏ giới hạn đàn hồi P_k , có 2 loại biến dạng :
      Biến dạng đàn hồi thuần túy ε_0 xuất hiện tức thời khi đặt tải và cũng mất đi nhanh khi bỏ tải
      Biến dạng đàn hồi chậm ε_s xuất hiện chậm sau đặt tải và tăng chậm theo thòi gian đặt tải T1 . biến dạng cũng mất đi chậm theo thời gian bỏ tải
    Khi tải trọng P vượt quá giới hạn đàn hồi P_k và nhỏ hơn tải trọng phá hoại P_m , ngoài 2 biến dạng có thêm biến dạng dư .
  + Đặc trưng biến dạng của BTAF được thể hiện qua 2 chỉ tiêu :
    Mô đun đàn hồi :
      Mô đun đàn hồi ban đầu : E_1=p/ε_0
      Mô đun đàn hồi sau : E_0=p/ε_0
- Độ ổn định và độ dẻo của BTAF theo Marshall
    Độ bền Marshall ( P) là độlớn của lực khi phá hoại mẫu tiêu chuẩn ( daN)
    Độ dẻo Marshall ( L) là độ biến dạng của mẫu khi bị phá hoại ( 1 độ dẻo = 0,1 mm)
    Độ cứng quy ước : A = 10P/L

3. Vật liệu chế tạo bê tông Asphalt
- Cốt liệu lớn:
    Nguồn gốc : đá dăm , hoặc sỏi nghiền hoặc 1 số loại chất thải rắn
    Hàm lượng : 20-65 %
    Cường độ đá gốc tối thiểu từ 80-100 Mpa, nên dùng các loại cốt liệu lớn gốc bazo.
    Các yêu cầu kỹ thuật về cơ bản giống các yêu cầu về cốt liệu lớn trong BTXM (thành phần , độ sạch , cường độ, độ hao mòn , hàm lượng hạt yếu , D_max )
- Cốt liệu nhỏ:
    Nguồn gốc : cát tự nhiên hoặc cát nghiền
    Hàm lượng 15-50% , BTAF cát chỉ dùng cát
    Vai trò : chèn lỗ rỗng của cốt liệu lớn
    Cát nghiền phải được chế tạo từ đá gốc có cường độ 60-100Mpa
    Lượng hạt < 0,071mm : 0 vượt quá 14% , lượng hạt < 0,14mm 0 vượt quá 20%
    Hàm lượng sét ≤ 0.5%
- Bột khoáng: là thành phần quan trọng trong hỗn hợp BTAF
  + Vai trò :
    Lấp đầy lỗ rỗng của cốt liệu -> tăng độ đặc
    Tăng diện tích bề măt -> màng bitum mỏng -> tăng liên kết vật lý
    Thường có gốc bazo -> tăng liên kết hóa học giữa bitum và vật liệu khoáng
    Tăng ổn định nước cho BTAF
  + Nguồn gốc : được nghiền mịn từ đá vôi, đá đolomit , vỏ sò , xi măng , tro bay nhiệt điện ,..
  + Yêu cầu : cường độ đá gốc ≥ 20 Mpa ; lượng tạp chất < 5%; khô, tơi, xốp; độ nhỏ (lượng lọt sàng 0,6mm đạt 100%, lượng lọt sàng 0.3 mm đạt 90-100%, lượng lọt sàng 0,0075 mm đạt 70-100%)
- Bitum: lựa chọn phù hợp với điều kiện khí hậu nơi sử dụng BTAF, điều kiệ tải trọng làm việc , phương pháp thi công. Hàm lương bitum từ 4-7% , có thể sử dụng các laoij bitum cải tiến .

4. Thiết kế thành phần bê tông Asphalt theo phương pháp Marshall
    Tổng quát về thiết kế thành phần BTAF theo phương pháp Marshall
    Lý thuyết về thành hạt hợp lý của hỗn hợp vật liệu khoáng trong bê tông Asphalt theo Fuller, ứng dụng lý thuyết này
    Phương pháp tính toán thành phần hỗn hợp vật liệu khoáng của bê tông Asphalt
    Phương pháp xác định hàm lượng bitum trong bê tông Asphalt

5. Công nghệ chế tạo Bê tông Asphalt: tạo ra hỗn hợp bê tông Asphalt đồng nhất (các hạt cốt liệu được phân tán đều , trên bề mặt các hạt cốt liệu được bao bọc 1 lớp bitum)
- Công nghệ chung chế tạo bê tông Asphalt : 4 giai đoạn

+ Chuẩn bị vật liệu ( máy móc , nhân lực , mặt bằng,.. )
    Cốt liệu ( cát , đá ) : rửa bằng máy hoặc trên băng chuyền -> sấy khô ; nung nóng đến nhiệt độ phù hợp: 140-160 ℃ với BTAF rải nóng , 120-140 ℃  với BTAF rải ấm ; sàng phân loại -> cân ( theo thành phần vật liệu khoáng đã thiết kế )
    Bột khoáng : phải được làm tơi xốp , được chứa vào các silo riêng .
    Bitum : gia nhiệt đến độ nhớt phù hợp (140-160 ℃ với bitum quánh )

+ Trộn
    Trộn khô : đá dăm , cát nung nóng được trộn với bột khoáng -> các hạt bột khoáng bọc bề mặt cốt liệu .
    Trộn ướt : máy trộn cưỡng bức , bitum được phun vào thùng trộn và nhào trộn với hỗn hợp vật liệu khoáng , thời gian nhào trộn : 50-150s ( tùy loại bê tông Asphalt )

 + Vận chuyển , rải và đầm chắc
    Vận chuyển : sử dụng phương tiện ( xe tải , xe chuyên dụng ) , nhận hỗn hợp BTAF từ trạm trộn , vận chuyển hỗn hợp BTAF vào xe tải xuống vị trí thi công .
    Cần tránh tối đa : hỗn hợp bê tông Asphalt bị mất nhiệt độ trong quá trình vận chuyển , phủ bạt che chắn cho hỗn hợp bê tông Asphalt , hỗn hợp BTAF dính bám với thùng xe .
    Rải ( thiết bị : thủ công đối với sửa chữa nhỏ hoặc máy rải chuyên dụng ) . Nguyên tắc : yêu cầu hỗn hợp BTAF đảm bảo nhiệt độ thi công ‘; đảm bảo chiều dầy , chiều rộng lớp rải ; đảm bảo độ bằng phẳng ; đảm bảo độ đốc dọc , độ dốc ngang . Trình tự : nhận hỗn hợp BTAF từ xe vận chuyển ; chuyển và phân phối hỗn hợp bê tông Asphalt tới mặt bàn sau ; điều chỉnh bộ phận san gạt ; rải hỗn hợp BTAF
    Đầm nén : lén chặt hỗn hợp BTAF -> độ rỗng phù hợp ( VA) ; hình thành cấu trúc BTAF tối ưu (cấu trúc có khung ) ; đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật của mặt đường , độ bằng phẳng , độ dốc , cường độ . Các giai đoạn : đầm sơ bộ ( ngay sau khi rải , tốc độ lu nhanh , đảm bảo lớp lu 0 dồn trượt , sử dụng lu nhẹ ) ; đàm hoàn thiện ( tốc độ lu chậm , đảm bảo số lu trên điểm . sử dụng lu năng , lu rung )

 + Kiểm tra chất lượng: kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của hỗn hợp bê tông Asphalt và bê tông Asphalt theo các quy định của dự án; kiểm tra và kiểm soát chất lượng hỗn hợp bê tông Asphalt và bê tông Asphalt được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của công nghệ chế tạo.

Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 3)

Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 4)