Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 1)

Xem các phần tiếp theo tại đây:

Câu 1: Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của xây dựng và ảnh hưởng của nó đến quá trình đầu tư và xây dựng.
- Sản xuất xây dựng chỉ được tiến hành khi có đơn đặt hàng (hợp đồng xây dựng của người mua sản phẩm): sản xuất xây dựng chỉ được tiến hành khi chủ đầu tư chấp thuận và ký vào hợp đồng giao nhận thầu. Điều đó có nghĩa là chỉ khi nào có hợp đồng trong tay thì chủ thầu mới tiến hành xây dựng
- Quá trình sản xuất luôn di động, hệ số biến động lớn: do sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ nên quá trình sản xuất 0 ổn định thậm chí kéo dài theo tuyến dẫn đến việc phải di chuyển lực lượng lao động và các phương tiện vật chất từ công trình này sang công trình khác và nhiều khi trong cùng 1 công trình sự di chuyển cũng diễn ra liên tục. Các phương án tổ chức thi công cũng phải thay đổi theo điều kiện cụ thể của nơi xây dựng và theo giai đoạn xây dựng.
- Thời gian xây dựng kéo dài: các công trình xây dựng có khối lượng công việc lớn với nhiều hạng mục công tác,… dẫn đến thời gian xây dựng công trình kéo dài.
  → đặc điểm này dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn sản xuất trong khối lượng thi công dở dang và các doanh nghiệp xây dựng. Các doanh nghiệp xây dựng cần luôn tìm cách lựa chọn trình tự thi công hợp lý cho từng công trình và phối hợp thi công nhiều công trình để có khối lượng công tác gối đầu hợp lý.
- Sản xuất tiến hành ngoài trời: các công trình xây dựng thường đặt ngoài trời, chịu sự tác dụng trực tiếp của điều kiện tự nhiên đến hoạt động sản xuất của công nhân và quá trình thực hiện công tác xây lắp.
- Kỹ thuật thi công phức tạp, trang bị nhiều, tốn kém: công tác xây dựng công trình đòi hỏi những kỹ thuật,máy móc phức tạp, hiện đại, đắt tiền. Doanh nghiệp cần lựa chọn mua mới hoặc thuê ngoài.
  Chính xây dựng giao thông đã trực tiếp xây dựng cơ sở vật chất của giao thông vận tải, góp phần làm tăng thêm tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Xây dựng giao thông cùng với vận tải góp phần quan trọng trong việc phân bố lại lực lượng sản xuất trên phạm vi toàn quốc, thực hiện tổ chức và phân công lao động hợp lý hơn.

Câu 2: Khái niệm, ý nghĩa, phân loại hoạt động đầu tư
- Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào các kĩnh vực kinh tế xã hội nhằm  thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau. Hoạt động đầu tư được thực hiện bằng cách xây dựng các tài sản cố định gọi là đầu tư xây dựng cơ bản.

- Ý nghĩa: Tạo ra tài sản có năng lực sản xuất hoặc phục vụ phù hợp với mục đích đầu tư. Kết quả của quá trình xây dựng cơ bản là các tài sản cố định được tạo dưới dạng vật chất cụ thể, còn kết quả đầu tư là những lợi ích thu được dưới dạng các hình thức khác nhau.

- Phân loại: 
 + Theo đối tượng đầu tư 
 Đầu tư trực tiếp: mua sắm đối tượng vật chất phục vụ cho sản xuất và các lĩnh vực hoạt động khác.
 Đầu tư gian tiếp: đầu tư tài chính mua cổ phiếu, trái phiếu,….
  
 + Theo chủ đầu tư: Chủ đầu tư xây dựng là cơ quan tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.
  •  Nhà nước
  •  Doanh nghiệp
  •  Cá thể riêng lẻ
 + Theo nguồn vốn
  •  Trong nước: ngân sách nhà nước, tín dụng, tự huy động, đóng góp.
  •  Ngoài nước: bao gồm 2 dạng là giant (cho luôn,0 hoàn lại) và lending (lãi suất cực thấp và thời gian hoàn trả rất dài)
 + Theo cơ cấu đầu tư 
  •  Ngành kinh tế
  •  Vùng lãnh thổ
  •  Thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, tập thể, tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài,…
 + Theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định
  •  Đầu tư mới: xây dựng, mua sắm TSCĐ loại mới
  •  Đầu tư lại: thay thế, cải tạo TSCĐ hiện có
+ Theo góc độ trình độ kỹ thuật
  •  Đầu tư theo chiều rộng (mở rộng quy mô sản xuất nhưng 0 tăng năng suất)  và chiều sâu (mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất)
  •  Theo tỷ trọng vốn đầu tư cho các loại chi phí
+ Theo thời gian kế hoạch
  •  Đầu tư ngắn hạn (< 1 năm) 
  •  Đầu tư trung hạn (1-5 năm)
  •  Đầu tư dài hạn (>5 năm) 
+ Theo tính chất và quy mô dự án:
  •  Quan trọng quốc gia: do hội đồng  và nhà nước thẩm định
  •  Dự án nhóm A, B, C
Câu 3: Khái niệm, thành phần của vốn đầu tư
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư. Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế vốn đầu tư xây dựng cơ bản có tác dụng to lớn m nó là tiền đề vật chất của việc xây dựng, nó tạo ra tài sản cố định mới cho nền kinh tế quốc dân, tạo ra sự thay đổi về cơ bản làm tăng năng lực sản xuất của nhiều ngành sản xuất tạo ra điều kiện nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất.
- Vốn đầu tư để thực hiện 1 dự án đầu tư là toàn bộ số tiền sự kiến để chi phí cho toàn bộ quá trình đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đầu tư , để đưa vào khai thác và sử dụng theo yêu cầu của dự án (bao gồm cả yếu tố trượt giá). Hai thành phần chính của vốn đầu tư của 1 dự án đầu tư là:
  + Vốn cố định được dùng để xây dựng công trình, mua sắm thiết bị (nói chung là tài sản cố định của dự án) 
  + Vốn lưu động (chủ yếu là dự trữ về vật tư, tiền mặt) được dùng cho quá trình khai thác và sử dụng tài sản cố định của dự án đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh sau này.

Câu 4: Khái niệm hiệu quả và các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư
- Là mục tiêu đạt được của dự án xét theo mặt định tính và mặt định lượng.
  + Mặt định tính: bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội, hiệu quả theo quan điểm lợi ích doanh nghiệp và quan điểm quốc gia.
  + Mặt định lượng: đứng trên góc độ toàn bộ xã hội là mức tăng lên của thu nhập quốc dân trong phạm vi ngành kinh tế và doanh nghiệp là làm tăng mức lãi cho ngành, cho doanh nghiệp.
- Các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư: về mặt định lượng hiệu quả được biếu hiện thông qua 1 hệ thống chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật và xã hội trong đó có vài chỉ tiêu hiệu quả kinh tế được coi là chỉ tiêu đo hiệu quả tổng hợp để lực chọn phương án. Đó là các chỉ tiêu: mức chi phí sản xuất, lợi nhuận, doanh lợi đồng vốn, thời hạn thu hồi vốn, hiệu số thu chi, suất thu hồi nội tại, tỉ số thu chi. Các chỉ tiêu này dùng riêng lẻ hay kết hợp là tùy theo quan điểm của nhà kinh doanh trong từng trường hợp cụ thể.
- Khi đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư người ta thường dùng hai loại chỉ tiêu: Hiệu quả kinh tế tuyệt đối (hiệu số thu chi) và hiệu quả kinh tế theo số tương đối (tỷ số giữ kết quả và chi phí). 

Câu 5: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư theo phương diện tài chính
- Tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư theo phương diện tài chính
  + Với 1 chi phí cho trước đạt kết quả lớn nhất hay với 1 kết quả cho trước đảm bảo chi phí bé nhất.
  + Người ta dùng hai loại chỉ tiêu để đánh giá:
 Hiệu quả kinh tế tuyệt đối  (NPW, NFW, NAW)
 Hiệu quả kinh tế tương đối (B/C)
     → Hiệu quả kinh tế tuyệt đối là căn cứ quyết định chính để đánh giá hiệu quả dự án. 
- Đánh giá dự án theo nhóm chỉ tiêu tĩnh là các chỉ tiêu 0 xét đến sự biến động của tiền tệ theo thời gian. Ưu điểm của các chỉ tiêu tính là đơn giản phù hợp cho khâu dự án tiền khả thi hoặc cho các dự án nhỏ, ngắn hạn hoặc không đòi hỏi tính chính xác cao.
  + Chỉ tiêu chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm: được xác định bằng tỷ số giữa chi phí về vốn cố định và vốn lưu động trong 1 năm trên số lượng sản phẩm trong năm của dự án, phương án nào có chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm nhỏ nhất là phương án tốt nhất.
  + Chỉ tiêu lợi nhuận tính cho 1 đơn vị sản phẩm: được xác định bằng doanh thu bán hàng trừ đi chi phí tính cho 1 đơn vị sản phẩm. Phương án nào có chỉ tiêu lợi nhuận tính cho đơn vị sản phẩm lớn nhất là phương án tốt nhất.
  + Chỉ tiêu mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư: được xác định bằng tỷ số mà tử số là lợi nhuận của 1 năm hoạt động của dự án và mẫu số là tổng chi phí đầu tư của dự án. Phương án nào có chỉ tiêu này lớn nhất là tốt nhất.
  + Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn đầu tư: được xác định bằng tủ số giữa vốn đầu tư cho dự án với lợi nhuận và khấu hao cơ bản hàng năm, phương án nào có chỉ tiêu này nhỏ nhất là phương án tốt nhất. 
    Thời hạn thu hồi vốn còn có thể là khoảng thời gian mà vốn đầu tư được trang trải chỉ bằng lợi nhuận thu được từ dự án.
- Đánh giá dự án theo nhóm chỉ tiêu động là các chỉ tiêu xét đến sự biến động của tiền tệ theo thời gian. Chỉ tiêu này áp dụng cho thị trường vốn hoàn hảo (nhu cầu  về vốn luôn được thỏa mãn, lãi suất đi vay bằng lãi suất cho vay)
  + Phương pháp dùng chỉ tiêu hiệu số thu chi: trước khi tính toán phải kiểm tra sự đáng giá của phương án sau đó mới lựa chọn.
     Trường hợp quy đổi hiệu số thu chi về hiện tại (NPW) 
     NPW là toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án trong suốt thời kỳ tính toán được quy đổi thành 1 giá trị tương đương ở hiện tại.
   Tiêu chuẩn đánh giá: NPW ≥ 0
   CT đánh giá chỉ tiêu NPW: 
                       NPW=∑_(t=0)^n▒〖B_t/〖(1+i)〗^t -∑_(t=0)^n▒C_t/〖(1+i)〗^t 〗
   
          Cách thức đánh giá NPW: khi có 1 phương án thì xét NPW ≥ 0 ; khi có nhiều phương án có NPW ≥ 0 thì phương án NPW lớn nhất thì tốt nhất
     
     Trường hợp quy đổi hiệu số thu chi về thời điểm cuối (NFW)
     NFW là toàn bộ thu nhập và chi phí của phương án trong suốt thời kỳ tính toán được quy đổi thành 1 giá tị tương đương ở tương lai (thường là cuối thời kỳ tính toán)
   Tiêu chuẩn đánh giá: NFW ≥ 0
   CT đánh giá tiêu chuẩn NFW:
                   NFW= ∑_(t=0)^n▒B_t  〖(1+i)〗^(n+t)-∑_(t=0)^n▒C_t  〖(1+i)〗^(n-t)
   
          Cách thức đánh giá chỉ tiêu NFW: khi có 1 phương án thì xét NFW ≥ 0, khi có nhiều phương án có NFW ≥ 0 thì phương án có NFW lớn nhất thì tốt nhất.
  
   Trường hợp quy đổi hiệu suất thu chi sau đều hàng năm (NAW)
    NAW là chỉ tiêu hiệu số thu chi sau đều hàng năm.
    CT tính NAW khi B_t và C_t đều đặn: 
 NAW=NPW (i (1+i)^N)/((1+i)^N-1)
      
          Phương án đánh giá khi NAW ≥ 0, phương án nào có NAW lớn nhất là phương án tốt nhất (không phải quy đổi thời kì tính toán các phương án)

→   Ưu nhược điểm của các chỉ tiêu hiệu số thu chi:
   Ưu điểm: độ chính xác cao, đã xét đến sự biến động của tiền tệ theo thời gian, có thể so sánh các phương án có VĐT khác nhau, có tính đến nhân tố rủi ro dựa vào i
   Nhược điểm: chỉ tính được trong thị trường vốn hoàn hảo, phụ thuộc vào cách xác định i.

  + Phương pháp dừng chỉ tiêu suất thu nội tại (IRR)
 Suất thu lợi nội tại IRR là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm hệ số chiết tính để quy đổi dòng tiền tệ của phuong án thì giá trị hiện tại của thu nhập PW (B) sẽ cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí PW (C) nghĩa là NPW = 0.
 IRR là nghiệm của phương trình: 
                                    NPW= ∑_(t=0)^n▒〖(B_t-C_t)/(1+IRR)^t =0〗
 Tiêu chuẩn đánh giá 1 phương án theo IRR: IRR ≥ MARR 
    Với MARR là suất thu lợi nội tại tối thiểu chấp nhận được.
    → Ngoài các phương pháp trên, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án thì có thể sử dụng thêm các phương pháp như tỷ số thu chi, thời gian hoàn vốn hay phân tích độ nhạy của dự án.

Các bạn có thể muốn xem các bài viết khác:


Đề cương môn lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng công trình

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét