Các bạn xem phần tiếp theo tại đây:
* Khái niệm đầu tư: Đầu tư theo nghĩa rộng nhất của nó có thể hiểu như là một quá trình bỏ vốn (bao gồm tiền, nguồn lực, công nghệ) để đạt được mục đích hay tập hợp các mục đích nhất định nào đó.
1. Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là việc bỏ vốn để tạo nên tiềm lực kinh tế và dự trữ cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Các tài sản cố định được tạo ra trong quá trình đầu tư này tham gia và nhiều chu kì sản suất kế tiếp nhau, có khả năng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của 1 đối tượng nào đó.
2. Theo quan điểm tài chinh: Đầu tư là một chuỗi hành động chi tiêng của chủ đầu tư và ngược lại chủ đầu tư sẽ nhận được một chuỗi thu tiền để đảm bảo hoàn vốn, đủ trang trải các chi phí và có lãi
3. Theo góc độ quản lí: Đầu tu là quá trình quản lý kinh doanh , cơ cấu tài sản nhằm mục đích sinh lời.
* Đặc điểm của đầu tư:
1. Theo đối tượng đầu tư
- Đầu tư cho các đối tượng vật chất để khai thác cho sản xuất và cho các lĩnh vực hoạt động khác ( đầu tư trực tiếp)
- Đầu tư tài chính
2. Theo chủ đầu tư
- Chủ đầu tư là nhà nước
- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp
- Chủ đầu tư là các cá thế riêng lẻ
3. Theo nguồn vốn
- Vốn từ ngân sách nhà nược
- Vốn từ ưu đãi của nhân sách nhà nước
- Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
- Vốn hỗ trợ và phát triển (ODA)
4. Theo cơ cấu đầu tư
- Đầu tư theo ngành kinh tế
- Đầu tư các vũng lãnh thổ
- Đầu tư theo thành phần kinh tế
5. Theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định
- Đầu tư mới
- Đầu tư lại thay thế, cải tạo tài sản cố định
6. Theo thời đoạn: Đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
7. Theo tính chất và quy mô dự án: gồm các nhóm quan trọng cấp quốc gia và các nhóm A, B, C.
* So sánh mục tiêu đầu tư của Nhà nước và mục tiêu đầu tư của Doanh nghiệp.
1. Mục đích đầu tư nhà nước:
- Đảm bảo phúc lợi công cộng dài hạn
- Đảm bảo sự phát triển về kĩ thuật, kinh tế chung và dài hạn của đất nước.
- Đảm bảo các yêu cầu bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên của đất nước
- Điều chỉnh cơ cấu phát triển kinh tế qua từng thời kì
- Đảm bảo quốc phòng an ninh
- Nâng cao đời sống, tinh thần, vật chất , văn hóa và các lợi ích công cộng như: phát triển giáo dục, tạo việc làm…
- Đầu tư vào các lĩnh vực tư nhân mà các doanh nghiệp riêng lẻ, tư nhân không thể đầu tư do vốn quá lớn, độ rủi ro cao, mà các lĩnh vực này lại rất cần thiết đối với sự phát triển.
- Mục tiêu của vốn đầu tư nhà nước là tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân - mục tiêu phát triển và cải thiện. phân phối thu nhập quốc dân
2. Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp
- Cực tiểu chi phí và cực đại lợi nhuận
- Cực đại khối lượng bán ra thị trường
- Cực đại giá trị tài sản của các cổ đông tính theo giá thị trường
- Đạt mức độ nhất định về hiệu quả tài chính của dự án
- Duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp
- Nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường
- Đầu tư chiều sâu và đổi mới công nghệ
- Đầu tư để cải thiện điều kiện lao động của doanh nghiệp
- Đầu tư liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tranh thủ công nghệ và mở rộng thị trường
Câu 2: Khái niệm dự án đầu tư, đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình, các chủ thể tham gia vào dự án đầu tư xây dựng công trình.
Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển , duy trì, nâng cao chất lượng cốn trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định
* Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình
- Xác đinh được mục tiêu, mục đích cụ thể
- Xác đinh được hình thức tổ chức thực hiện
- Xác đinh được nguồn tài chính để tiến hành hoạt động đầu tư
- Xác đinh được khoảng thời gian để thực hiện mục tiêu đầu tư
* Các chủ thể tham gia vào dự án đầu tư xây dựng công trình
- Đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước thì Chủ đầu tư xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng thì người vay vốn là Chủ đầu tư.
- Đối với các dự án sử dụng vốn khác thì Chủ đầu tư là chủ sở hữu vốn hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật.
- Đối với các dự án sử dụng vốn hỗn hợp thì Chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thoả thuận cử ra hoặc là người có tỷ lệ góp vốn cao nhất.
Câu 3: Phân tích vai trò của dự án đầu tư, các chủ thể tham gia vào quá trình đầu và mối quan hệ giữa các chủ thể đó
* Vai trò của dự án đầu tư
- Là phương diện để tìm các đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư
- Là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ cho vay vốn
- Là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi đôn đốc quá trình thực hiện và kiểm tra quá trình thực hiện dự án
- Là văn kiện cơ bản để các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, phê duyệt, cấp giấy phép đầu tư
- Là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và điều chỉnh kịp thời những tồn đọng và vương mắc trong quá trình thực hiện và khai thác dự án
- Dự án đầu tư có tác dụng tích cực để giả quyết nhưng vấn đề nảy sinh trong quan hệ giữa các bên có liên quan đến thực hiện dự án
- Dự án đầu tư là quan trọng để xem xét, xử lú hài hòa mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và nhác nước việt nam. Và cũng là cơ sở pháp lý để xét sử khi có tranh chấp giữa các bên tham gia liên doanh
- Dự án đầu tư còn là căn cứ quan trọng để xây dựng hợp đồng liên doanh, soạn thảo điều luật kinh doanh liên doanh
==> Với những vai trò quan trọng như vậy không thể coi xây dựng dự án đầu tư là việc làm chiếu lệ để đi tìm đối tác, xin cấp vốn, vay vốn, xin giấy phép mà phải coi đây là 1 công việc nghiên cứu nghiêm túc bởi nó xác định rõ rang quyền lơi, nghĩa vụ của chính bản thân đơn vị lập dự án trước Nhà nước và nhân dân
* Vai trò của chủ thể đầu tư
- Khi Chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực thì người quyết định đầu tư sẽ thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án, nghĩa là tổ chức tư vấn được trông coi quản lý các dự án xây dựng công trình là quản lý công trình như của chính mình.
- Người quyết định đầu tư sẽ trực tiếp quản lý dự án khi Chủ đầu tư xây dựng công trình không có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án.
- Trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư có thể thành lập Ban Quản lý dự án. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
==> Các chủ đầu tư xây dựng công trình phải thuê tư vấn giám sát công trình, hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện năng lực hoạt động giám sát thi công xây dựng. Công việc giám sát thi công công trình là yêu cầu bắt buộc bên thi công phải làm đúng thiết kế được duyệt, đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được áp dụng và phải đảm bảo giám sát thường xuyên liên tục trong quá trình thi công xây dựng.
Các bạn có thể muốn xem:
Rất hữu ích, tks
Trả lờiXóa