Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 3)

Các bạn xem các phần khác tại đây
Câu 14: Khái niệm, nội dung các chỉ tiêu cơ giới hóa
- Cơ giới hóa xây dựng công trình giao thông là quá tình thay thế lao động thủ công vốn dựa vào sức lao động của con người là chính bằng các công cụ lao động hoàn thiện hơn:  các máy móc, thiết bị. Quá trình cơ giới hóa thực chất là quá trình hoán thiện công cụ lao động.
- Nội dung cơ giới hóa:
  + Cơ giới hóa từng phần: trong cơ giới hóa từng phần chỉ có từng loại công tác riêng biệt thậm chí chỉ có từng bước công tác riêng biệt được cơ giới hóa, lao động thủ công vẫn còn chiếm phần chính.
  + Cơ giới hóa đầy đủ (đồng bộ): ở đây máy móc thực hiện tất cả các quá trình sản xuất hay tất cả các bước công việc tạo thành quá trình sản xuất đo, lao động thủ công của công nhân được giải phóng, trừ 1 phần liên quan đến việc điều khiển máy.
  + Tự động hóa: trong tự động hóa tất cả các công việc của quá trình sản xuất , xây dựng đều do máy móc thực hiện theo 1 chương trình định sẵn mà không có sự điều khiển của con người trừ chức năng kiểm tra. Tự động hóa được chia ra:

  • Tự động hóa từng phần: trong tự động hóa từng phần thì một phần công việc do các hệ thống làm việc, phần còn lại do công nhân thực hiện
  • Tự động hóa toàn bộ: ở đây tất cả các chức năng làm việc và chức năng điều khiển đều được cơ giới hóa và công nhân còn chức năng kiểm tra, bảo hành máy mà thôi.

→ Chuyển sang mức độ cơ giới hóa cao hơn nới chung bao giờ cũng đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn. Do vậy nhiệm vụ trực tiếp quan trọng nhất của tiến bộ khoa học công nghệ là không ngừng nâng cao mức độ cơ giới công tác xây lắp.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và mức độ cơ giới hóa
  + Hệ số cơ giới hóa công tác xây lắp: 
K_ct^cg=Q_m/(∑▒Q)
    Trong đó: Q_m: khối lượng công tác xây lắp do máy làm
                     ∑▒Q: khối lượng công tác xây lắp trong kỳ
    Ý nghĩa: giá trị K càng lớn thì mức độ cơ giới hóa công tác xây lắp càng cao.
  + Hệ số cơ giới hóa công tác lao động:
K_ld^cg=T_m/(∑▒T)
    Trong đó: T_m: số công nhân lao động bằng máy
                     ∑▒T: số công nhân lao động bình quân
    Ý nghĩa: giá trị K càng lớn thì mức độ cơ giới hóa lao động càng cao.
  + Mức trang bị cơ giới công tác xây lắp: 
K_cg^tb=G_m/(∑▒Q)
    Trong đó: G_m: giá trị bình quân năm của máy thi công
                     ∑▒Q: khối lượng công tác xây lắp hoàn thành trong năm
    Ý nghĩa: 1 đồng giá trị khối lượng công tác xây lắp chứa bao nhiêu đồng giá trị máy thi công
  + Mức trang bị cơ giới lao động:
K_ld^tb=G_m/(∑▒T)
    Trong đó: ∑▒T: số lao động bình quân
    Ý nghĩa: 1 công nhân được trang bị bao nhiêu đồng máy móc thiết bị

Câu 16: Bản chất, nội dung, tác dụng, các điều kiện áp dụng và chỉ tiêu đánh giá trình độ áp dụng phương pháp lắp ghép trong xây dựng 
- Nội dung của việc áp dụng phương pháp lắp ghép:
  + Dùng những loại vật liệu mới, chi tiết mới mà từ trước đến nay chưa từng có, Chúng bao gồm những loại vật liệu lần đầu tiên được sử dụng trong xây dựng, những loại vật liệu trước đây dùng vào mục đích khác, ở lĩnh vực khác, những phế liệu của các ngành sản xuất khác ,….
  + Hoàn thiện các loại vật liệu và các chi tiết truyền thống với mục đích nâng cao chất lượng kỹ thuật và cải tiến chỉ tiêu kinh tế của chúng
  + Áp dụng phương pháp công nghệ mới vào việc sản xuất, gia công và sử dụng các loại vật liệu, các loại chi tiết và bán thành phẩm. Sản xuất các cấu kiện đúc sẵn theo phương pháp công nghiệp.
- Bản chất phương pháp lắp ghép: nội dung quan trọng của tiến bộ công nghệ trong xây dưng GTVT là áp dụng các cấu kiện lắp ghép, sử dụng các vật liệu mới, vật liệu thay thế có hiệu quả cao. Đó thực chất là thực hiện hoàn thiện đối tượng lao động trong xây dựng.

- Điều kiện áp dụng phương pháp lắp ghép
  + Phải thiết lập được những cơ sở sản xuất các cấu kiện đúc sẵn có công suất thích ứng. Có 3 hình thức:

  • Lập các xưởng tại chân công trình
  • Lập xưởng trực thuộc các DNXD
  • Lập các doanh nghiệp độc lập

  + Cần phải thực hiện rộng rãi việc thiết kế định hình, tiêu chuẩn hóa và định hình hóa xây dựng và chú ý các yếu tố:

  • Cự ly công trình đến nơi sản xuất cấu kiện
  • Tính phức tạp của quy trình xản xuất cấu kiện
  • Những phương tiện vận tải có thể sử dụng để vận chuyển các cấu kiện
  • Loại thiết bị lắp ghép có thể sử dụng để lắp ghép các cấu kiện đó vào công trình.

- Tác dụng của phương pháp lắp ghép
  + Tạo khả năng rút ngắn thời gian xây dựng, khắc phục được tính chất theo mùa trong thi công , đưa nhanh công trình vào khai thác, hạn chế ứ đọng VĐT
  + Quy trình thi công được thay đổi gần với điều kiện sản xuất công nghiệp
  + Tạo điều kiện sử dụng rộng rãi các loại vật liệu mới, vật liệu địa phương, nâng cao chất lượng công trình
  + Làm cho việc hoạch toán VL được đơn giản, chính xác, tạo điều kiện cơ giới hóa khâu tính toán

- Các chỉ tiêu đánh giá phương pháp lắp ghép.
  + Tỷ lệ lắp ghép:
T_lg=G_lg/G_xl
    Trong đó: G_lg: giá trị các bộ phận lắp ghép
                     G_xl: giá trị toàn bộ công tác xây lắp
  + Hệ số lắp ghép:
H_lg=〖VL〗_lg/(∑▒VL)
    Trong đó: 〖VL〗_lg: giá trị các loại vật liệu lắp ghép
                      ∑▒VL: giá trị toàn bộ vật liệu sử dụng

Câu 17: Khái niệm lao động, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp xây lắp
- Lao động là hoạt đọng có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Lao động là yếu tố đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hôi, là yếu tố cơ bản quyết định trong quá trình sản xuất, là yếu tố quyết định sự giàu có của xã hội.
- Lao động trong DNXD là toàn bộ những người tham gia cào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không kể thời gian lao động là dài hay ngắn, lao đọng trực tiếp hay gián tiếp, là lãnh đạo hay phục vụ, thường xuyên hay tạm tuyển.
- Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp xây lắp: là tỷ trọng của từng loại lao động so với tổng số lao động. Cơ cấu lao động là luôn luôn biến đổi, do tác động của nhiều nhân tố, đặc biệt là do tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng.
- Hướng biến đổi của cơ cấu lao động:
  + Tỷ lệ lao động trực tiếp, lao động khoa học kỹ thuật ngày càng tăng
  + Tỷ lệ lao động gián tiếp và nhân viên hành chính ngày càng giảm
  + Tỷ lệ lao động trực tiếp ngoài hiện trường giảm’
  + Tỷ lệ lao động cơ giới tăng
  + Tỷ lệ lao động truyền thống giảm

Câu 18: Khái niệm tiền lương, nguyên tắc tổ chức tiền lương, các hình thức trả lương và ưu nhược điểm của nó
- Theo luật lao động số 10/2012/QH13: tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả được cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
- Tiền lương là 1 bộ phận của giá trị lao động vừa mới sáng tạo ra, được dùng để bù đắp hao phí lao động cần thiết và 1 số nhu cầu khác của người lao động, được phân phối cho người lao động dưới hình thức tiền tệ, phù hợp với số lượng lao động và chất lượng họ bỏ ra.
- Ý nghĩa:

  • Nguồn đảm bảo đời sống vật chất, kích thích đẩy mạnh sản xuất
  • Là thước đo, tiêu chuẩn để giám sát lượng lao động
  • Phân phối lao động hợp lý giũa các ngành, vùng trong nền kinh tế quốc dân

- Nguyên tắc tổ chức tiền lương

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu của chính phủ
  • Căn cứ vào NSLĐ và chất lương công việc
  • Đảm bảo tốc độ tăng NSLĐ lớn hơn tốc độ tăng lương bình quân
  • Đảm bảo tiền lương danh nghĩa phù hợp tiền lương thực tế

- Các hình thức tổ chức tiền lương
  + Hình thức tiền lương theo thời gian: xác định dựa vào thời gian lao động và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị thời gian. Tiền lương tính theo thời gian có thể  thực hiện tính theo tháng, ngày giờ làm việc của người lao động tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp.

  • Tiền lương thời gian đơn giản: tiền lương nhận được bằng tích số giữa thời gian lao động và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị thời gian
  • Tiền lương thời gian có thưởng: lương thời gian đơn giản cộng thêm 1 số tiền thưởng khi làm tốt 1 số chỉ tiêu nhất định.

      Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán, áp dụng khi khối lượng công việc không được đo tính rõ ràng.
   
      Nhược điểm: không kích thích  người lao động tăng năng suất lao động, có thể nảy sinh các yếu tố bình quân chủ nghĩa.
 
 + Hình thức tiền lương theo sản phẩm: tính bằng tích số giữa số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian và đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm. Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao đọng, khối lượng sản phẩm đã hoàn thành, bảo đảm đúng yêu cầu tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định

  • Tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế: tích số giữa sản phẩm làm ra và đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm
  • Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến: số sản phẩm làm ra trong phạm vi định mức được trả theo 1 đơn giá tiền lương cố định, còn sản phẩm vượt định mức trả theo 1 đơn giá lũy tiến ( tăng dần )
  • Tiền lương theo sản phẩm có thưởng: với số sản phẩm vượt định mức sẽ được thêm 1 số tiền thưởng nhất định
  • Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp: dùng để trả lương cho những công nhân phụ mà năng suất của họ ảnh hưởng lớn đến kết quả lao động của công nhân chính.
  • Tiền lương khoán gọn

      Ưu điểm: khuyến khích thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động ; khuyến khích tăng năng suất lao động ; nâng cao trình độ tay nghề, cải tiến tổ chức sản xuất ; kết hợp chặt chẽ lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
      Nhược điểm: công nhân chỉ chạy theo số lượng sản phẩm.
 
  + Tiền lương khoán gọn: khối lượng công việc với 1 sản phẩm cuối cùng nào đó, được khoán gọn cho 1 tập thể công nhân thực hiện theo hình thức kỹ hợp đồng. Là hình thức trả lương sản phẩm được phát triển ở mức cao hơn.
    Đặc điểm khác trả lương theo sản phẩm:

  •  Mức hoàn thiện cao hơn
  •  Người lao động liên kết chặt chẽ với nhau, quan tâm đến kết quả cuối cùng hơn, không bỏ sót khối lượng
  •  Phải lý hợp đồng kinh tế cụ thể nên họ làm việc hăng hái hơn
  •  Đơn vị nhận khóa gọn đa dạng

Câu 19: Khái niệm mức lương, thang lương, bảng cấp bậc kỹ thuật
- Mức lương là số tuyệt đối về tiền lương trong 1 đơn vị thời gian như ngày giờ tháng
- Mức lương cùng bậc lương của ngành sản xuất khác nhau là khác nhau.
- Hệ số bậc lương là tỷ số giữa mức lương đang xét và mức lương tối thiểu của mỗi tháng lương. Mức lương bậc n tính theo công thức:
L_n=K_n.L_1
              Trong đó: L_1, L_n: mức lương của bậc 1 và bậc n
                               K_n: hệ số cấp bậc lương
- Thang lương là bảng diễn tả các mức lương khác nhau của cùng 1 ngạch lương ( ngạch lương là bộ phận của bảng lương, mỗi bảng lương của 1 ngành lại được chia thành các ngạch lương, với mỗi ngạch lương lại có thang lương tương ứng)

- Bảng cấp bậc kỹ thuật
  + Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công nhân

  • Là cơ cở xác định bậc lương cho người công nhân
  • Là thước đo mức độ lành nghề
  • Phải phản ánh được đặc điểm kỹ thuật của ngành nghề, phải xét đến trình độ kỹ thuật và mức độ phức tạp của công việc

  + Nội dung cấp bậc kỹ thuật

  • Nêu lên yêu cầu của công việc
  • Mức độ khéo léo mà người công nhân phải đạt được
  • Hiểu biết đến mức độ nào đó về các máy móc thiết bị,tính chất của vật liệu
  • Mẫu công việc mà người công nhân đó phải hoàn thành
  • Cấp bậc kỹ thuật phải được định kỳ xem cét lại, thay đổi
  • Khi xét đến cấp bậc kỹ thuật chỉ dựa vào các nhân tố hoàn toàn có tính chất kỹ thuật
Các bạn có thể muốn xem thêm:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét