Các bạn có thể muốn biết thêm về:
- Vật liệu đá thiên nhiên là vật liệu xây dựng được sản xuất từ đá thiên nhiên, có hoặc không có gia công cơ học (nổ mìn, đạp nghiền, cưa,...). Đá thiên nhiên là một khối tổ hợp có quy luật của một hay nhiều khoáng vật, khoáng vật là những chất hóa học được tạo thành do kết quả của quá trình hóa lí tự nhiên khác nhau xảy ra trong vỏ trái đất.
+ Đá granit (đá hoa cương): nguồn gốc là đá magma xâm nhập
Là đá axit có thành phần khoáng vật: thạch anh (20-40%), fenspat (40-70%), mica (5-20%) và các khoáng vật màu xẫm như amfibon, piroxen.
Đá có cấu trúc tinh thể dạng hạt rất đặc chắc, màu sắc thay đổi từ xám đến hồng, ρ_0= 2600-2700 kg/m^3, có cường độ chịu nén rất lớn từ 120-150 MPa, khả năng chịu gia công cơ học rất tốt
Phạm vi sử dụng: làm đá hộc để xây, đá dăm lát đường; làm bê tông cốt thép; gia công cẩn thận để làm phiến xây hay làm đá ốp lát; không sử dụng đá granit cho công trình chịu nhiệt
+ Đá bazan: nguồn gốc là đá magma phun trào
Là 1 loại đá bazo có thành phần khoáng vật là fenspat và khoáng vật sẫm màu.
Đá có cấu trúc ẩn tinh (poocfia); ρ_0= 2900-3500 kg/m^3; cường độ chịu nén phụ thuộc vào vết nứt và lỗ rỗng từ 100-500 MPa. Đá rất cứng, giòn, khó gia công, chống phong hóa cao.
Phạm vi sử dụng: được sử dụng phổ biến làm đường, làm cốt liệu bê tông.
+ Đá vôi: nguồn gốc là đá trầm tích hóa học
Thành phần chủ yếu là canxit〖CaCO〗_3 và có thể lẫn tạp chất. Đá vôi tinh khiết có màu tắng nhưng khi lẫn tạp chất thì có nhiều màu khác nhau: tro xám, xanh nhạt, vàng, hồng xẫm, đen.
Đá có ρ_0= 1700-2600 kg/m^3, có độ cứng cấp 3, có cường độ chịu nén giới hạn: 60-80 MPa.
Phạm vi sử dụng: dùng để chế tạo đá ốp trang trí, cốt liệu cho bê tông, đá dăm làm đường, đá hộc để xây và là nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất xi măng
- Các dạng vật liệu đá thiên nhiên dùng trong xây dựng
+ Đá hộc:
Là những viên đá chưa qua gia công, đẽo gọt nên không có hình dạng hình học nhất định, kích thước cả 3 chiều của nó trong khoảng 150-450 mm, mỗi viên từ 20-40kg.
Thường được sản xuất từ các loại đá: đá vôi, đá dolomit, đá sa thạch, đá granit. Đá gốc để sản xuất đá hộc (trừ 1 số loại trầm tích) phải có cường độ nén và cường độ giới hạn không nhỏ hơn 10 MPa và hệ số mềm > 0.75
Phạm vi sử dụng: tùy thuộc vào hình dáng và kích thước của đá rồi sử dụng để xây móng, làm mố trụ cầu, tường chắn, làm nền đường ô tô xe lửa, xây dựng các công trình thủy lợi, làm cốt liệu cho bê tông đá hộc.
+ Cát:
Là những trầm tích cơ học dạng rời rạc thường nằm bên lòng sông suối, hồ, bãi biển, có đường kính hạt từ 0.14-5mm
Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh, ngoài ra còn có mica, fenspat. Cát có thể có màu vàng, trắng xám,nâu.
Phạm vi sử dụng: dùng làm cốt liệu cho bê tông, vữa ; dùng để san lấp và lớp đệm cho nền móng công trình; ngoài ra còn làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng như kính, gạch silicat.
+ Đá dăm: là đá có đường kính hạt từ 5-70mm, được sản xuất bằng cách xoay nghiền các loại đá gốc. Đá thường dùng làm cốt liệu cho bê tông.
+ Bột đá: có kích thước chủ yếu < 0.14mm, được sản xuất bằng cách nghiền các loại đá gốc, thường làm cốt liệu cho bê tông và vữa.
Các bạn có thể muốn xem bài viết: