Ôn tập kinh tế xấy dựng ngành công trình (Phần 4)


Câu 20: Khái niệm, đặc điểm, phân loại TSCĐ – VCĐ
- Tài sản cố định bao gồm tư liệu lao động mà người ta dùng nó để tác động và làm thay đổi đối tượng lao động.tạo ra sản phẩm hay dịch vụ.
- Vốn sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tài sản sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo tính chất hoạt động thì vốn kinh doanh bao gồm 2 loại:

  • Vốn cố định: biểu hiện bằng tiền của TSCĐ là vốn cố định
  • Vốn lưu động: vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ.

- Đặc điểm
  + Tài sản cố định

  • Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
  • Giá trị tài sản cố định được chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm
  • Luân chuyển dưới hình thức giá trị’
  • Hình thái qua các lần luân chuyển vẫn giữ nguyên
  • Vòng luân chuyển mới của TSCĐ chỉ bắt đầu khi tiền khấu hao đã trang trải đủ mua sắm tài sản cố định mới

  + Vốn cố định
Quá trình sản xuất chia làm 2 phần
 Phần 1: giá trị còn lại của tài sản cố định
 Phần 2: giá trị chuyển vào sản phẩm
Sự biến động trong quá trình sản xuất
 Bắt đầu sản xuất: P1 bằng nguyên giá, P2 = 0
 Quá trình sản xuất: P2 là giá trị hao mòn, khấu hao tích lũy vào sản phẩm trong quá trình SXKD . P1 = nguyên giá – P2
 Hết vòng đời tài sản: P1=0, P2 = nguyên giá.
- Phân loại tài sản cố định
  + Phân loại theo tình hình SXKD

  • TSCĐ trong SXKD: sử dụng cho hoạt động xây lắp
  • TSCĐ dùng ngoài SXKD: sử dụng trong hoạt động SX phụ , phụ trợ.
  • TSCĐ chưa cần dùng: TSCĐ đang dự trữ
  • TSCĐ chờ thanh lý: TSCĐ cũ, lạc hậu

  + Phân loại theo tính chất sở hữu:

  • TSCĐ thuộc doanh nghiệp: do DN mua sắm bằng nguồn vốn hợp pháp, DN toàn quyền sở hữu và sử dụng
  • TSCĐ thuê ngoài: DN có được do thuê mượn của các DN khác, DN chỉ có quyền sử dụng trong thời gian hợp đồng nhưng 0 được sở hữu. Gồm 2 loại:
  • TSCĐ thuê hoạt động: TSCĐ thue với thời gian ngắn hạn
  • TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà DN thuê của công ty cho thuê tài chính hay còn gọi là TSCĐ thuê dài hạn.

  + Phân loại theo hình thái vật chất TSCĐ

  • TSCĐ hữu hình là những TLLĐ chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tính chất của TSCĐ hữu hình . tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh những vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
  • TSCĐ vô hình là những TS 0 có hình thái cật chất, thể hiện 1 lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tính chất của TSCĐ vô hình , tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh như 1 số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả.

  + Phân loại theo mục đích sự dụng

  • TSCĐ  dùng cho mục đích kinh doanh là những TSCĐ do DN quản lý , sử dụng cho mục đích kinh doanh của doanh ngiệp
  • TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng  là những TSCĐ do DN quản lý sử dụng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng trong doanh nghệp
  • TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữu hộ là những TSCĐ doanh ngiệp bao quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác và cất giữ hộ nhà nước theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Câu 21: Hao mòn, khấu hao, phương pháp tính khấu hao TSCĐ
- Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá tị của TSCĐ do tham gia hoạt động SXKD , do bào mòn của tự nhiên,do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ bao gồm 2 loại :
Hao mòn hữu hình: do ma sát, nhiệt độ gây nên trong quá trình xây dựng
Hao mòn vô hình: giảm giá do lỗi thời về mặt kinh tế  hoặc do tiến bộ về mặt kinh tế kỹ thuật
- Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bố 1 cách có hệ thống nguyên  giá của TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của TSCĐ .

  • Tất cả TSCĐ đều phải trích khấu hao trừ trường hợp đặc biệt
  • Mức khấu hao thường được xác định cho từng giai đoạn và tính toán cào giá thành sản phẩm,
  • Quỹ khấu hao là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất TSCĐ
  • Tổng số khấu hao được chia làm 2 phần để khôi phục hoàn toàn TSCĐ ( khấu hao cơ bản ) và khôi phục bộ phận TSCĐ ( khấu hao sửa chữa lớn ) cũng như hiện đại hóa TSCĐ
  • Mức trích khấu hao phụ thuộc chủ yếu vào tuổi thọ và giá trị của TSCĐ

- Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định
  + Khấu hao theo đường thẳng
     〖KH〗_tb=NG/T_sd

    Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao .
    Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế đã thực hiện.

  + Khấu hao theo số dư giảm dần điều chỉnh
    Tính khấu hao nhiều ở năm đầu và giảm dần trong các năm sau
        M_năm= G_CL.t_n
   Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo CT sau:
t_n=t.k
        t: tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng ( 1/ thời gian sử dụng )
        k: hệ số điều chỉnh (tra bảng trang 204 / GT)
       Những năm cuối tính theo phương pháp đường thẳng
- Khấu hao theo số lượng và theo khối lượng sản phẩm
        M_năm= S_năm.M_(sản phẩm)
    S_năm: số lượng sản phẩm sản xuất trong năm
    M_(sản phẩm): mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm
        M_sp=NG/S
    S: sản lượng theo công suất thiết kế.

Câu 22: Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng TSCĐ – VCĐ
- Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
  + Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
H_TSCĐ=DT/〖NG〗_bq
    DT: doanh thu khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ ( đồng )
   〖NG〗_bq: nguyên giá bình quân của TSCĐ trong kỳ ( đồng )
    Ý nghĩa: 1 đồng TSCĐ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu .Hệ số này càng lớn càng tốt
  + Suất hao phí TSCĐ: 
F_TSCĐ=〖NG〗_bq/DT
    Ý nghĩa: để làm ra 1 đồng doanh thu cần có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ
  + Hiệu quả sử dụng TSCĐ:
P_TSCĐ=L/〖NG〗_bq
    L: lợi nhuận thực hiện trong kỳ
     Ý nghĩa: 1 đồng giá trị TSCĐ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, hệ số càng lớn càng tốt .
  + Hệ số còn  sử dụng được của TSCĐ:
H_csd=(NG-KH)/NG
    KH: tổng khấu hao đã trích, NG: nguyên giá TSCĐ
  + Hệ số hao mòn TSCĐ: 
H_hm=KH/NG
  + Hệ số kết cấu kỹ thuật: 
H_KT=〖NG〗_i/(∑▒NG)
    ∑▒NG: tổng số nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp
   〖NG〗_i: nguyên giá TSCĐ loại i
  + Hệ số kết cấu nguồn vốn: 
H_NV=〖NV〗_i/(∑▒NV)
    ∑▒NG: tổng nguồn vốn hình thành nên TSCĐ
   〖NV〗_i: nguồn vốn loại i
  + Hệ số đổi mới TSCĐ: 
H_KT=〖NG〗_ĐM/〖NG〗_CN
   〖NG〗_ĐM: nguyên giá TSCĐ đổi mới trong năm
   〖NG〗_CN: nguyên giá TSCĐ thay đổi cuối năm
  + Hệ số thải loại TSCĐ: 
H_KT=〖NG〗_TL/〖NG〗_ĐN
   〖NG〗_ĐN: nguyên giá TSCĐ thay đổi đầu năm
   〖NG〗_TL: nguyên giá TSCĐ thải loại trong năm
  + Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động: 
H_tb^lđ=〖NG〗_bq/(∑▒T)
    ∑▒T: tổng số công nhân xây lắp bình quân ( người )

- Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ
  + Hiệu suất sử dụng VCĐ: H_VCĐ=DT/〖VCĐ〗_bq
   〖VCĐ〗_bq: vốn cố định bình quân trong năm
 
  + Suất hao phí VCĐ: F_VCĐ=〖VCĐ〗_bq/DT
 
  + Hiệu quả sử dụng TSCĐ: D_VCĐ=L/〖VCĐ〗_bq

Câu 23: Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động
- Vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị của các đối tượng lao động như : vật tư , nhiên liệu, chi tiết , phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ,….. nằm trong khâu dự trữ sản xuất và các sản phẩm dở dang, cũng như nằm ở các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu.
- Kết cấu vốn lưu động
  + Căn cứ theo công dụng kinh tế

  • VLĐ trong dự trữ biểu hiện bằng tiền của các đổi tượng lưu động như nguyên nhiên vật liệu , cấu kiện,chi tiết
  • VLĐ trong sản xuất biểu hiện bằng tiền của các sản phẩm dở dang, chi phí phân bố
  • VLĐ trong thanh toán biểu hiện bằng tiền của các công trình đã hoàn thành bàn giao nhưng chưa thu được tiền kể các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản tiền gửi ngân hàng

  + Căn cứ theo hình thức quản lý

  • VLĐ trong kế hoạch là VLĐ được tính toán cụ thể cho từng công trình trong từng thời kì nhất định theo tiến độ thi công, nhằm đảm bảo nhu cầu hoặt động sản xuất tối thiểu thường xuyên
  • VLĐ ngoài kế hoạch là khoản VLĐ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà 0 căn cứ để dựa cào trong kế hoặc . Bao gồm các khoản như nợ, nợ quá hạn, nợ khó đòi, các loại tiền phạt, tiền bồi thường, lãi vay quá hạn,…

  + Căn cứ vào nguồn hình thành

  • Nguồn VLĐ pháp định gồm VLĐ do ngân sách hoặc cấp trên cấp, Nguồn vồn cổ phần do cổ đông đóng góp
  • Nguồn VLĐ tự bổ sung hình thành từ kết quả sản xuất kinh doang của doanh nghiệp
  • Nguồn VLĐ liên doanh, liên kết gồm các khoản vốn của các đơn vị tham gia liên doanh, liên kết góp vốn bằng tiền, hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, trái phiếu, tín phiếu.


Câu 24: Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng VLĐ, biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn lưu động
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ
  + Hiệu suất sử dụng VLĐ:
H_VLĐ=DT/〖VLĐ〗_bq
    DT: doanh thu khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ ( đồng )
   〖VLĐ〗_bq: vốn lưu động bình quân năm
   〖VLĐ〗_bq=(1/2 V_1+V_2+V_3+⋯…+1/2 V_n  )/(n-1)
    V_1,  V_2,…, V_n: số dư VLĐ tại thời điểm  thứ 1,2,…., n
    Ý nghĩa: 1 đồng VLĐ bình quân thu được bao nhiêu đồng doanh thu
 
  + Suất hao phí TSCĐ: 
F_VLĐ=〖VLĐ〗_bq/DT
    Ý nghĩa: để làm ra 1 đồng doanh thu cần có bao nhiêu đồng VLĐ
 
  + Hiệu quả sử dụng TSCĐ: 
P_VLĐ=L/〖VLĐ〗_bq
    L: lợi nhuận doanh nghiệp
    Ý nghĩa: 1 đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

   + Hệ số chu chuyển của VLĐ:
K_cc=DTT/〖VLĐ〗_bq
    DTT: doanh thu thuần bằng doanh thu – khoản giảm trừ doanh thu ( chiết khấu thanh toán , bán hàng,…)
    Ý nghĩa: 1 năm VLĐ bình quân quay được bao nhiêu vòng
 
  + Thời gian 1 vòng quay cả VLĐ:
t=N/K_cc   (càng nhỏ càng tốt)
    N: số ngày trong kỳ tính toán
 
  + Mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ:
∆VLĐ=  〖DT〗_1/N (t_1-t_0 )
   〖DT〗_1: doanh thu kỳ này
    t_1, t_0: thời gian 1 vòng quay kỳ trước và kỳ này
    Ý nghĩa: ∆VLĐ < 0: tiết kiệm

Câu 25: Khái niệm chi phí sản xuất, khái niệm giá thành, các đặc điểm giá thành xây lắp

- Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật chất hóa phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, bao gồm chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp , được tập hợp theo thời gian và chi phí. Các chi phí sản xuất được tập hợp theo thời gian và theo yếu tố chi phí .
- Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí bằng tiền để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định.
- Đặc điểm của giá thành xây lắp

  • Giá thành sản phẩm xây lắp thường được xác định cho cong trình hoặc hạng mục công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất dài .. Vì vậy việc quản lý giá thành thông qua các yếu tố chi phí trong giá thành kế hoạch hoặc giá thành dự toán.
  • Giá của mỗi sản phẩm xây lắp được xác định riêng theo 1 trình tự nhất định ( khi chỉ định giá thầu dự toán hoặc khi đấu thầu giá trúng thầu được coi là giá cả của sản phẩm )
  • Do tính chất đơn chiếc, cố định tại nơi sản xuất nên việc tổ chức sản xuất , quản lý sự dụng tài sản , vật tư, lao động rất phức tap . Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để so sánh với giá thành dự toán gặp nhiều khó khăn.
  • Thời gian sử dụng sản phẩm dài vì vậy việc giám sát chất lượng sản phẩm phải được đặc biệt coi trọng


Câu 26: Các chỉ tiêu giá sản phẩm và mối quan hệ giữa chúng
- Chỉ tiêu giá sản phẩm
  + Tổng mức đầu tư
  + Dự toán công trình
  + Dự toán chi phí xây dựng
  + Giá thành dự toán chi phí xây dựng
Được căn cứ vào khối lượng công tác xây dựng trong thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công của từng công trình, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của nhà nước về việc áp dụng các định mức đơn giá
Giá thành dự toán CPXD bằng tổng ( khối lượng xây dựng X đơn giá xây dựng ) + trực tiếp chi phí khác + chi phí chung

 + Giá thành kế hoạch CPXD
Do các doanh nghiệp lập ra trên cơ cở các biện pháp tổ chức thi công, các định mức nội bọ, giá vật liệu theo điều tra thực tế tại hiện trường
Giá thành kế hoạch CPXD = giá thành dự toán CPXD – mức hạ giá thành kế hoạch
 
+ Giá thành thực tế CPXD
Tổng hợp từ thực tế phát sinh trong quá trình tổ chức SXKD từ khi xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao và thành toán
Mức hạ giá thành thực tế CPXD = giá thành kế hoạch CPXD – mức hạ giá thành thực tế.

Câu 27: Các khoản mục chi phí trong giá thành
Bao gồm 2 loại chi phí:
- Chi phí trực tiếp: các chi phí có liên quan trực tiếp đến sự hình thành các loại kết cấu của công trình hoặc phục vụ trực tiếp cho việc hình thành CT.
  + Chi phí vật liệu là chi phí cơ bản nhất, cấu thành nên hạng mục kết cấu của công trình . Bao gồm toàn bộ các giá trị của loại VL chính, VL phụ, VL sử dụng luân chuyển, các cấu kiện, chi tiết bán thành phần, trực tiếp cấu thành hoặc giúp cho việc hình thành thực thể công trình.
  + Chí phí nhân công bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản lương phụ, phụ cấp có tính chất ổn định và không ổn định của công nhân trực tiếp xây dựng. Chi phí nhân công không bao gồm:

  • Công nhân vận chuyển ngoài phạm vi công trường
  • Công nhân sản xuất phụ
  • Công nhân lái máy

  + Chi phí máy thi công là chi phí sử dụng các loại máy móc thi công dùng vào việc XDCT như các loại máy ủi, máy xúc. Bao gồm chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, chi phí tiền lương công nhân lái máy và chi phí khác
  + Chi phí trực tiếp khác: chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công XDCT như chi phí di chuyển trong nội bộ CT, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, bơm nước. Tính theo định mức chi phí tỷ lệ ( %)
- Chi phí chung là các chi phí phát sinh có tính chất phục vụ chung cho toàn bộ CT, có liên quan đến quản lý và điều hành sản xuất tại CT bao gồm phục vụ công nhân, chi phí chung khác . Tính theo định mức chi phí tỷ lệ ( %)

Câu 28: Lợi nhuận, nguồn hình thành và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp
- Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí SXXD mà doanh nghiệp bỏ ra để có được doanh thu đó trong 1 thời kỳ nhất định  . Nó là phần giá trị thặng dư mà doanh nghiệp tạo ra cho mình và cho xã hội. Lợi nhuận được chia làm 2 phần: đểlại doanh nghiệp và nộp cho nhà nước .
- Nguồn hình thành lợi nhuận:

  • Lợi nhuận từ hoạt động SXKD là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp .Nó là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu hoạt động SXKD trong kỳ trừ đi chi phí sản xuất trong kỳ và các loại thuế ( nếu có )
  • Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, liên kết kinh doanh, góp vốn cổ phần, hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, kinh doanh bất động sản, lãi tiền gửi và cho vay thuộc nguồn vốn kinh doanh và quỹ , mua bán ngoại tệ.
  • Lợi nhuận bất thường là khoản lợi nhuận thu được từ chênh lệch giữa các khoản thu bất thường và chi phí bất thường.
Các bạn có thể muốn xem các bài đăng khác:



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét