Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 2)

Các bạn xem các phần khác tại đây:


Câu 6 : Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình
* Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư
- Nhóm nhân tố chủ quan và khách quan
  + Nhân tố chủ quan : trình độ lập và thực hiện các phương án đầu tư kể từ khi xác định đường lối chiến lược đầu tư đến khâu sử dụng các công trình đã được xây dựng.
  + Nhóm nhân tố khách quan : tình hình tài nguyên,, điều kiện khí hậu và dân số, trình độ phát triển kinh tế và kỹ thuật của đất nước, khả năng cung cấp vốn, các nhân tố kinh tế đối ngoại, các nhân tố phi kinh tế và ngẫu nhiên khác.

- Nhóm nhân tố trực tiếp và gián tiếp
  + Nhóm nhân tố trực tiếp : giải pháp thiết kế công trình đã được đầu tư xây dựng, mức giá cả để tính toán vốn đầu tư cơ bản và giá thành sản phẩm của công trình, trình độ sử dụng thực tế công trình đã được xây dựng xong, cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản, năng suất lao động xã hội được biểu hiện thông qua giá cả để xác định vốn đầu tư cơ bản và giá thành sản phẩm công trình.
  + Nhóm nhân tố gián tiếp: cơ chế quản lý kinh tế tác động lên quá tình xây dựng và sử dụng công trình sau khi xây dựng xong, cơ chế đầu tư tác động lên quá trình đầu tư.
→ Các nhân tó ảnh hưởng đến hiệu quả đâu tư có thể xét đến các giai đoạn đầu tư.

* Phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
  + Xác định đường lối và chiến lược đầu tư

  • Vận dụng lý luận kinh tế chính trị học
  • Học tập kinh nghiệm đầu tư của các nước
  • Vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam

  + Lập kế hoạch đầu tư

  • Lập chiến lược đầu tư
  • Xác định cơ cấu đầu tư

  + Trình tự ưu tiên đầu tư: sắp xếp trình tự, xác định cụ thể, xác định mức độ ưu tiên cho các lĩnh vực, cho các ngành mũi nhọn, các công trình trọng điểm.

- Giai đoạn khảo sát thiết kế
  + Lựa chọn giải pháp thiết kế, quy hoạch dây chuyền công nghệ
  + Nâng cao chất lượng khảo sát thiết kế
  + Áp dụng thiết kế mẫu

- Giai đoạn xây dựng
  + Áp dụng các biện pháp tổ chức và công nghệ xây dựng có hiệu quả
  + Giảm bớt khối lượng thi công dở dang
  + Phối hợp chặt chẽ giữa các khâu trong thi công, phân kỳ và phân đoạn xây dựng hợp lý.
  + Rút ngắn thời gian xây dựng

Câu 7: Hiệu quả kinh tế do rút ngắn thời gian xây dựng công trình
- Hiệu quả kinh tế do sớm thu hồi vốn đầu tư bỏ ra (Công trình hoàn thành tiến độ và sớm khai thác hết công suất)
  CT tính toán:
H_q1=L(T_0-T_1 )
  L : lợi nhuận trung bình tính trong 1 đơn vị thời gian
  T_0, T_1 : thời gian xây dựng theo thực tế và theo kế hoạch

- Hiệu quả kinh tế do giảm thiệt hại ứ đọng vốn đầu tư cơ bản
     H_q2=i((k_0 ) ̅T_0-(k_1 ) ̅T_1 )

- Hiệu quả kinh tế do giảm thiệt hại ứ đọng vốn sản xuất của doanh nghiệp xây dựng
     H_q3=i((V_0 ) ̅T_0-(V_1 ) ̅T_1 )
    (V_0 ), (V_1 ) ̅ : vốn sản xuất bình quân của doanh nghiệp xây dựng theo thực tế và theo kế hoạch.

- Hiệu quả kinh tế do giảm chi phí quy ước cố định
     H_q4=B(1-T_1/T_0 )

Chi phí quy ước cố dịnh là chi phí không phụ thuộc vào khối lượng công tác, không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm.

  • Ở khoản mục chi phí vật liệu: chi phí thuê kho bãi, bảo quản vật liệu
  • Ở khoản mục chi phí nhân công: chi phí tiền lương theo thời gian
  • Ở khoản mục máy thi công: chi phí khấu hao
  • Ở khoản mục chi phí chung: chi phí tiền lương cho bộ phận quản lý

Câu 8: Khảo sát kinh tế kỹ thuật, nội dung các bước khảo sát kinh tế kỹ thuật
- Hoạt động khảo sát kinh tế kỹ thuật là việc hoạt động điều tra, thu nhập các số liệu liên quan đến tình hình kinh tế xã hội, hoạt động thị, đo vẽ, thăm dò, thu nhập, phân tích, tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên của vùng, địa điểm xây dựng để phục vụ cho việc định phương hướng đầu tư hay phục vụ thiết kế.
→ Khảo sát ảnh hưởng đến thiết kế, chất lượng, tài chính, nhân lực
- Các bước khảo sát kinh tế kỹ thuật
  + Khảo sát kinh tế kỹ thuật tổng hợp

  • Do các ngành chủ quản làm, phục vụ cho công tác quy hoạch
  • Luận chứng sự phát triển tương lai của ngành
  • Lựa chọn phương thức vận chuyển, sức kéo
  • Áp dụng cho công nghệ mới
  • Chủ yếu là khảo sát thiết kế

  + Khảo sát khi thiết kế 1 công trình cụ thể

  • Do cơ quan thiết kế đảm nhiệm
  • Khảo sát kinh tế : chọn tuyến đường, loại hình vận tải, đặc điểm kinh tế, dân cư sơ bộ, xác định và phân phối vốn đầu tư
  • Khảo sát kỹ thuật : địa điểm xây dựng. xác định các thông số

  + Khảo sát trong quá trình thiết kế

  • Do cơ quan thiết kế đảm nhiệm
  • Xác định các tập tài liệu bổ sung cần thiết
  • Mức độ phức tạp phụ thuộc vào bước thiết kế
  • Chủ yếu là khảo sát kỹ thuật

  + Khảo sát trong quá trình thi công

  • Do doanh nghiệp xây lắp tiến hành
  • Phục vụ cho lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết
  • Xác định phương pháp, trình tự, thời hạn, tài nguyên thi công

→ cả 4 giai đoạn đều bao hàm cả khảo sát thiết kế, khảo sát kỹ thuật, tuy nhiên tỷ trọng trong từng loại qua mỗi giai đoạn là khác nhau

Câu 9 : Khái niệm, nội dung và phương pháp lập tổng mức đầu tư
- Tổng mức dầu tư  là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định ohuf hợp với thiết kế cơ sở và các nọi dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật,  tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình và chí phí giải phóng mặt bằng (nếu có) được xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế- kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Tổng mwucs đầu tư gồm các thành phần:
   V= G_XD+ G_TB+G_(BT,TĐC)+G_QLDA+G_TV+G_K+G_DP
                       Trong đó: G_XD: chi phí xây dựng,  G_TB: chi phí thiết bị
                                        G_(BT,TĐC): chi phí bồi thường, chi phí tái hỗ trợ tái định cư
                                        G_QLDA: chi phí quản lý dự án;  G_TV: chi phí tư vấn
                                      〖 G〗_K: chi phí khác ; G_DP: chi phí dự phòng
- Phương pháp lập Tổng Mức Đầu Tư
  + Căn cứ lặp tổng mức đầu tư

  • Thiết kế cơ sở, tài liệu của dự án
  • Định mức dự án xây dựng công trình, định mức tỷ lệ trong xây dựng
  • Đơn giá xây dựng công trình, giá XD tổng hợp hoặc vốn đầu tư
  • Các công trình có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện
  • Các bảng giá thiết bị, các loại thuế phí bảo hiểm
  • Khối lượng phải đền bù, giá đền bù của từng địa phương
  • Các văn bản hướng dẫn lập tổng mức đầu tư hiện hành

  + Phương pháp lập tổng mức đầu tư

  • Xác định từ khối lượn xác định tính theo thiết kế cơ sở và yêu cầu cần thiết khác của dự án
  • Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình
  • Xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã và đnag thực hiện
  • Phương pháp lập tổng mức đầu tư theo phương pháp kết hợp của 3 phương pháp trên

Chú ý : Các phương pháp phân tích trên trích từ NĐ 32/2015 /ND –CP ban hành ngày 25/03/2015  về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn nên sử dụng TT04/2010/TT-BXD – Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đàu tư xây dựng công trình.

Câu 10: Khái niệm, nội dung, căn cứ, trình tự lập và phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng
- Tổng dự toán xây dựng công trình của dự án là tổng chi phí cần thiết dự tính để đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Dự toán xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình và định mức xây dựng giá xây dựng của công trình.
- Là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình, là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
  V= G_XD+ G_TB+G_QLDA+G_TV+G_K+G_DP
                       Trong đó G_XD: chi phí xây dựng,  G_TB: chi phí thiết bị
                                     G_QLDA: chi phí quản lý dự án;  G_TV: chi phí tư vấn
                                    〖 G〗_K: chi phí khác; G_DP: chi phí dự phòng
- Phương pháp lập dự toán xây dựng công trình
  + Căn cứ lập dự toán xây dựng công trình

  • Hồ sơ tài liệu của dự án
  • Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công
  • Định mức dự toán xây dựng công trình, định mức tỷ lệ trong xây dựng
  • Đơn giá xây dựng công trình, giá XD tổng hợp, suất vốn đầu tư
  • Các CT có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã và đang thực hiện
  • Các bảng giá mua thiết bị, các loại thuế phí bảo hiểm
  • Các bảng giá vật liệu, giá dự toán ca máy của địa phương nơi xây dựng công trình
  • Chế độ tiền lương, tiền công đối với người lao động
  • Các văn bản hướng dẫn lập dự toán xây dựng công trình hiện hành

  + Trình tự lập dự toán xây dựng công trình

  • Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công
  • Liệt kê các bộ phận CT cần phải lập dự toán
  • Liệt kê các bộ phận CT trong dự toán hạng mục
  • Liệt kê các công tác chủ yếu trong dự toán hạng mục
  • Nghiên cứu các định mức dự toán, lập hạng bảng giá vật liệu, nhân công, máy thi công cho công tác xây dựng
  • Lập bảng phân tích đơn giá chi tiết cho các công tác XD
  • Lập bảng dự toán giá chi tiết hạng mục CT
  • Lập bảng dự toán chi phí xây dựng
  • Lập bảng dự toán xây dựng công trình tổng hợp
  • Viết thuyết minh cho dự toán đó

  + Phương pháp lập dự toán xây dựng công trình
    Dự toán XDCT được xác định theo CT :
    G_XDCT= G_XD+ G_TB+G_QLDA+G_TV+G_K+G_DP
                       Trong đó: G_XD: chi phí xây dựng,  G_TB: chi phí thiết bị
                                        G_QLDA : chi phí quản lý dự án ;  G_TV : chi phí tư vấn
                                      〖 G〗_K : chi phí khác ; G_DP : chi phí dự phòng
 
    Phương pháp lập DTXDCT theo phụ lục số 2 ( TT04/2010/TT-BXD – Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đàu tư xây dựng công trình)

Câu 11: Công nghệ trong xây dựng

- Công nghệ trong xây dựng là tổng thể các tri thức (kiến thức, kinh nghiệm,…); công cụ kỹ thuật (máy móc, thiết bị,..); trình độ tổ chức (phương pháp thi công, quản lý,…) và các điều kiện vật chất khác được con người sử dụng để biến các yếu tố đầu vào (vốn, vật liệu, nhân công) thành các công trình ở đầu ra.
- Thành phần của công nghệ :
  + Phần công nghệ hàm chứa kỹ thuật: bao gồm công cụ, máy móc thiết bị,.. nói chung là các phương tiện kỹ thuật

  • Là phần cứng của công nghệ, là phần cốt lõi bất cứ công nghệ nào
  • Máy móc thiết bị có thể làm việc nhanh hơn, mạnh hơn, đa chức năng hơn và chính xác hơn. Giúp thi công các công trình lớn, phức tạp

+ Phần công nghệ hàm chứa con người : bao gồm kinh nghiệm, kiến thức tay nghề thành thạo, khéo léo, đạo đức,…

  • Là phần con người trong công nghệ, đóng vai trò chủ động trong bất kỳ công nghệ nào
  • Có 2 chức năng chính: (1) vận hành, điều hành,giám sát máy móc; (2) hỗ trợ, bảo dưỡng, đảm bảo máy móc hoạt động

  + Phần công nghệ hàm chứa thông tin: gồm dữ liệu, thuyết minh, thiết kế, phương pháp kỹ thuật…

  • Là phần dữ kiện, sức mạnh của công nghệ
  • Biểu hiện các tri thức được tích lũy trong công nghệ, nhờ các tri thức mà sản phẩm công nghệ ngày nay có các đặc trưng mà các sản phẩm cùng loại các năm trước không thể có được
  • Phần công nghệ hàm chứa tổ chức  : bao gồm thiết chế tổ chức, các thẩm quyền, trách nhiệm, phương pháp, phối hợp quản lý
  • Là động lực của công nghệ
  • Phần tổ chức điều hòa, phối hợp ba thành phần của công nghệ, là công cụ để quản lí, lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự.

- Quan hệ giữa các thành phần của công nghệ: các thành phần quan hệ có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau, không thể thiếu bất cứ thành phần nào. Hiểu rõ chức năng và mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần sẽ khắc phục được lãng phí trong đầu tư trang thiết bị, bảo đảm tính tương đồng với các thành phần khác.

Câu 12: Khái niệm, nội dung, ý nghĩa tiến bộ công nghệ
- Tiến bộ công nghệ là quá trình từng bước hoàn thiện và phát triển các thành phần công nghệ hiện có, là bước  đầu của đổi mới công nghệ, là kết quả của sự phát triển khoa học nâng cao trình độ văn hóa xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ quyết định con đường tiến bộ công nghệ và đóng vai trò là động lực của tiến bộ công nghệ.
- Nội dung của tiến bộ công nghệ: chịu sự chi phối của 4 yếu tố
  + Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
  + Tiến bộ kỹ thuật
  + Nâng cao trình độ tổ chức quản lý điều hành
  + Phát triển thông tin
    Phát triển hoàn thiện công cụ lao động ( máy móc thiết bị, công cụ cầm tay); hoàn thiện và áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ thi công tiên tiến; sử dụng vật liệu mới, vật liệu thay thê, cấu kiện đúc sẵn lắp ghép ,..; hoàn thiện và hợp lỹ các phương pháp tổ chức sản xuất công nghệ quản lý, kỹ thuật quản lý,…; tiêu chuẩn hóa, định hình hóa các chi tiết, các bán thành phẩm, các cấu kiện và sản phẩm xây dựng.
- Mục tiêu của tiến bộ công nghệ
  + Tăng khối lượng sản phẩm, đạt mức tăng trưởng cao
  + Rút ngắn thời gian xây dựng công trình
  + Đạt các chỉ tiêu kinh tế tốt hơn trong hoạt động xây lắp như: giảm giá thành, tăng lợi nhuận và chỉ tiêu doanh lợi, giảm nhẹ  lao động, nâng cao năng suất lao động
  + Đảm bảo chất lượng công trình
- Vai trò của tiến bộ công nghệ:
  + Giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng giao thông
  + Là công cụ để nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả xây dựng giao thông, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư cho nền kinh tế quốc dân
  + Góp phần nâng cao trình độ tổ chức điều hành và phối hợp thi công xây lắp
  + Góp phần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ, thói quan lao động công nghiệp, khoa học
  + Cải thiện điều kiện làm việc, tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người lao động.

Câu 13: Khái niệm, ý nghĩa, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghiệp hóa
- Công nghiệp hóa trong xây dựng là quá trình đưa dần hoạt động sản xuất đến gần với những điều kiện sản xuất công nghiệp (sản xuất trong công xưởng, dưới mái che, ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết)
- Ý nghĩa: công nghiệp hóa xây dựng giao thông cũng như tiến bộ công nghệ trong xây dựng giao thông dẫn đến kết quả là tiết kiệm lao động sống và lao động vật hóa. Hiệu quả kinh tế nhiều mặt của chúng được thể hiện ở chỗ đẩy mạnh tốc độ xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành công tác xây lắp.
- Phương hướng và nội dung công nghiệp hóa
  + Thực hiện cơ giới hóa cao các công tác xây lắp
  + Công xưởng hóa sản xuất vật liệu, áp dụng rộng rãi các cấu kiện lắp ghép
  + Định hình hóa, tiêu chuẩn hóa vật liệu,cấu kiện
  + Áp dụng công nghệ và quy trình thi công tiên tiến
  + Thiết lập bộ máy xây dựng mạnh
  + Đảm bảo có đội ngũ CBCNV xây dựng ổn định, loại trừ tình trạng biến động công nhân xây dựng
  + Hoàn thiện quản lý và tổ chức quản lý sản xuất xây dựng đảm bảo tính dây chuyền trong thi công , sử dụng hợp lý sức lao động
  + Khắc phục tính chất theo mùa, tiến tới thi công đều trong năm
- Các chỉ tiêu đo trình độ công nghiệp hóa
  Hệ số công nghiệp hóa:
K_CNH=(T_0-T_ts)/T_0
Trong đó: T_0: tổng chi phí lao động: T_sx + T_lg +T_k
                 T_sx: chi phí lao động để sản xuất
                 T_lg: chi phí lao động để lắp ghép
                 T_k: chi phí lao động khác
                 T_ts: chi phí cần thiết trước và sau khi lắp ghép

Có thể các bạn muốn xem:




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét