MÁY THI CÔNG MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA NÓNG

1. Công dụng:
Trong dây chuyền thi công mặt đường bê tông nhựa nóng, máy rải thảm có vị trí chủ đạo. Nó có nhiệm vụ nhận hỗn hợp bê tông nhựa nóng từ xe vận chuyển rồi rải hổn hợp đó lên nền đường có chiều dày 2,5– 3 cm gạt phẳng và đầm lèn sơ bộ nhờ bộ công tác lắp trên máy
Ngoài công việc rải thảm, máy còn có thể rải các hổn hợp vật liệu rời có chất kết dính

2. Phân loại:
Có thể phân loại máy rải như sau:
- Theo hệ thống truyền động
+ Truyền động cơ học
+ Truyền động thủy lực
- Theo hệ di chuyển có: Di chuyển bánh xích và di chuyển bánh lốp.
- Theo năng suất máy:
+ Loại nhỏ có năng suất  ≤ 300 Tấn ít được sử dụng
+ Loại TB có năng suất 300 – 400 Tấn được sử dụng phổ biến
+ Loại lớn có năng suất ≥ 400 Tấn dùng cho công trình có khối lượng công việc lớn.

3. Cấu tạo:
Sơ đồ cấu tạo máy thi công mặt đường bê tông nhựa nóng

* Sơ đồ cấu tạo máy 
1. Ca bin; 2. Động cơ; 3. Bộ gây rung; 4. Thanh đo; 5. Tay quay; 6 Kim chỉ vạch; 7. ổ vít; 8. Bàn là; 9. Đầm rung; 10. Thanh gạt; 11. Vít xoắn; 12. Khung đỡ; 13. Di chuyển bánh xích; 14. Băng tấm; 15. Con lăn; 16. Xe vận chuyển BTNN; 17. Khớp liên kết; 18. Thùng chứa; 19 Xi lanh nâng hạ 

4. Nguyên lý làm việc:
- Hổn hợp bê tông nhựa nóng từ ô tô sẽ đổ vào thùng chứa (18) và được vận chuyển về phía sau nhờ băng tấm (14) sau đó chuyển đến băng vít xoắn (11), hỗn hợp được rải đều 2 phía ngoài của làn đường, tiếp theo tấm gạt (10) tạo cho hổn hợp có chiều cao theo yêu cầu, bộ đầm rung (9) có tác dụng đầm lèn sơ bộ, bàn là (8) có tác dụng là phẳng và định về bề dày biên dạng cho lớp bê tông nhựa nóng bằng hệ thống kim vạch(6)  và hệ thanh đo (4), 

5. Năng suất:
Năng suất của máy rải thảm được tính theo công thức sau:
N = B.h.Vm. . Kt (Tấn/h)
Trong đó:
B – Chiều rộng vệt rải (m)
H – Chiều dày vệt rải (m)
Vm – Tốc độ làm việc của máy m/h
Kt – Hệ số sử dụng thời gian
 – Trọng lượng riêng của hh rải Tấn/m3

Có thể các bạn muốn xem:

Các phần mềm phân tích kết cấu cầu

Tính chất cảu bê tông Asphalt

Các tính chất cảu bitum dầu mỏ

Các tính chất của bitum dầu mỏ

1. Khái niệm và phân loại chất kết dính hữu cơ
* Chất kết dinh hữu cơ là những chất hữu cơ có thành phần là những hidrocacbon cao phân tử và các dẫn xuất của chúng (có chữa N, O, S)
  - Có thể tồn tại ở dạng cứng , quánh , lỏng  ( gia nhiệt trở nên lỏng )
    + Có khả năng trộn lẫn và dính kết các vật liệu khoáng dạng rời rạc -> vật liệu đá nhận tạo phù hợp đê xây dựng đường
    + Chất kết dính hữu cơ còn được sử dụng làm vật liệu lợp, cách nước .
Bitum dầu mỏ* Phân loại:
  - Theo thành phần hóa học: Bitum, Gudrông
  - Theo nguồn gốc
+ Bitum dầu mỏ: chưng cất dầu thôi
+ Bitum đá dầu: chưng cất đá dầu
+ Bitum thiên nhiên: có sẵn trong tự nhiên
+ Gudrông than đá: chưng khô than đá
+ Gudrông than bùn: chưng khô than bùn
+ Gudrông gỗ: chưng khô gỗ
  - Theo tính chất xây dựng
+ Bitum và Gudrông rắn: ở 20-25 độ là chất rắn tính giòn, đàn hồi, từ 180-200 độ tính lỏng
+ Bitum và Gudrông quánh: ở 20-25 độ  là chất mềm, có tính dẻo, độ đàn hồi không lớn
+ Bitum và Gudrông lỏng: ở 20-25 độ là chất lỏng, chứa thành phần dễ bay hơi
+ Nhũ tương Bitum và Gudrông: là hệ keo phân tán gồm chất kết dính + nước + chất nhũ hóa.

2. Bitum dầu mỏ: là hỗn hợp phức tạp của các hợp chất hidrocacbon (metan, naftalen, các loại mạch vòng) và 1 số nguyên tố phi kim (N,O,S); có màu đen, hòa tan được trong benzen

* Thành phần của Bitum dầu mỏ và ảnh hưởng của từng thành phần đến tính chất Bitum dầu mỏ
  C=82-88%, H=8-10%, S=0-6%, N=0,5-1%, O =0-1,5%. Trên cơ sở lý thuyết về nhóm hóa học, thành phần của Bitum dầu mỏ được chia làm 3 nhóm chất chính và các nhóm chất phụ
+ Nhóm chất chính: nhóm chất dầu (45-60%), nhóm chất nhựa (15-30%), nhóm Asphalt (10-38%)
   Nhóm chất dầu: gồm các hợp chất có phân tử lượng thấp (300-600 dvC), không màu, ρ=0, 91-0,925 g/〖cm〗^3. Hàm lượng từ 45-60%, hàm lượng nhóm chất dầu tăng thì tính quánh giảm
   Nhóm chất nhựa: gồm các hợp chất có phân tử lượng trung bình (600-900 dvC), màu sẫm, ρ~1 g/〖cm〗^3. Hàm lượng từ 15-30%, hàm lượng nhóm chất nhựa tăng thì tính dẻo tăng, dính bám cốt liệu càng tăng
   Nhóm Asphalt: gồm các hợp chất có phân tử lượng cao (1000-6000dvC) hòa tan trong cloruafooc, tetraclorua cacbon, dầu hỏa, axeton, có màu nâu sẫm hoặc đen, ở thể rắn giòn, chỉ phân giải trên 300℃, ρ=01,2-1,15g/〖cm〗^3, hàm lượng từ 10-38% . Hàm lượng nhóm Asphalt tăng thì tính quánh và tính nhiệt hóa mềm tăng.
+ Nhóm chất phụ: nhóm cacben và cacboit ( <1,5%) , nhóm axit asphaltvà anhydrit ( <1%)  , nhóm parafin ( <5%) .
   Nhóm cacben, cacboit : hàm lượng tăng thì bitum kém dẻo
   Nhóm axit asphalt và anhydrit: tăng thì liên kết giữa vật liệu và khoáng tăng
   Nhóm parafin: tăng thì giảm tính đồng nhất và dính bám .

* Cấu trúc của bitum dầu mỏ: là 1 hệ keo phức tạp, được tạo thành từ các nhóm chất có cấu trúc cơ bản là cấu trúc mixen
    + Nhóm Asphalt (nhóm chất rắn ) : pha phân tán
    + Nhóm chất dầu: môi trường phân tán
    + Nhóm chất nhựa: chất hoạt tính bề mặt -> giữ cho hệ ổn định
  - Tùy thuộc vào hàm lượng nhóm chất : trong bitum tạo nên các cấu trúc khác nhau -> bitum có tính chất khác nhau:
+ Cấu trúc Gel: tỷ lệ nhóm Asphalt lớn; (AF/ (dầu + nhựa) > 0,35), nhóm AF > 25 %. Các hạt nhân AF mở rộng, các mixen xích lại gần nhau hơn, tạo nên cấu trúc mạng không gian, đặc tưng cho bitum rắn (cứng) ở nhiệt độ thấp
--> Bitum có tính đàn hồi
+ Cấu trúc Sol: hàm lượng chất nhựa + chất dầu  lớn , AF/( dầu +nhựa ) < 0,27. Các hạt mixen ở xa nhau, chuyển động tự do trong môi trường chất dầu. Đặc trưng cho bitum lỏng ở nhiệt độ thường, bitum quánh ở nhiệt độ cao.
+ Cấu trúc Sol-Gel : đặc trưng cho bitum quánh ở nhiệt độ thường : bitum có tính đàn hồi dẻo và nhớt
-->Thích hợp nhất dùng cho xây dựng đường vì có tính quảnh dẻo ổn định nhiệt ,…

* Tính quánh, tính dẻo, tính ổn định nhiệt và tính dính bám của bitum dầu mỏ quánh. Các biện pháp cải thiện tính chất này.
  - Tính quánh là tính chất chống lại sự dịch chuyển của các hạt bitum dưới tác dụng của ngoại lực ; biểu thị mối liên kết nội tại trong bitum ; thay đổi trong phạm vi rộng tùy thuộc vào mác Bitum.
+ Yếu tố ảnh hưởng: hàm lượng nhóm chất: chất dầu tăng, nhóm AF tăng thì tính quánh tăng; nhiệt độ môi trường cao thì tính quánh giảm
+ Ý nghĩa: định mác bitum quánh dựa vào độ kim lún; ảnh hường đến tính chất cơ học của vật liệu sử dụng bitum; quyết định công nghệ chế tạo và thi công vật liệu sử dụng bitum
+ Phương pháp xác định: (TCVN 7495-2005) đánh giá chỉ tiêu độ kim lún.
 Mẫu bitum quánh ở nhiệt độ 25 độ, kim (m=100g, d=1mm)
      Thời gian: đo độ cắm sâu của kim vào bitum ở nhiệt độ 25 độ trong 5s .
      P_25 (0,1mm): độ kim lún , 1 độ kim lún =0,1mm
 --> P_25  nhỏ thì bitum càng quánh
  - Tính dẻo là tính chất đặc trưng cho khả năng biến dạng của bitum dưới tác dụng của ngoại lực
+ Yếu tố ảnh hưởng: nhóm chất nhựa, chất dầu tăng thì tính dẻo tăng, nhiệt độ tăng thì tính dẻo tăng.
+ Ý nghĩa: đảm bảo khả năng chống nứt và tính dễ đầm chặt của vật liệu sử dụng bitum.
+ Phương pháp xác định (TCVN 7495-2005): đánh giá thông qua chỉ tiêu độ kéo dài mẫu bitum
      Mẫu bitum được kéo trong nước ở nhiệt độ 25 độ, tốc độ kéo 5cm/phút đến khi bị đứt.
--> Xác định chiều dài đến khi mẫu bị đứt: L_25(cm)
  - Tính ổn định nhiệt: là tính chất đặc trưng cho tính ổn định nhiệt các tính chất của bitum khi nhiệt độ thay đổi :
    ∆T=T_m-T_c: đặc trung cho tính ổn định nhiệt
    T_m: nhiệt độ của bitum khi chuyển từ trạng thái quánh sang lỏng: nhiệt độ hóa mềm.
    T_c: nhiệt độ của bitum khi chuyển từ trạng thái quánh sang cứng: nhiệt độ hóa cứng
--> ∆T càng lớn thì tính ổn định nhiệt càng cao
+ Nhóm AF tăng thì tính ổn định nhiệt càng cao
+ Ý nghĩa: đánh giá chất lượng bitum; lựa chọn bitum sử dụng trong vật liệu xây dựng đường ô tô và sân bay
+ Phương pháp xác định (TCVN 7495-2005)
      T_m: xác định bằng thí nghiệm vòng và bi. Viên bi: m=3,5g, d=9,5mm
      T_c: xác định bằng thiết bị đo độ kim lún (là nhiệt độ ứng với độ kim lún P_25=1- tương ứng là = 0,1mm) hoặc có thể xác định bằng dụng cụ Fraxa (là nhiệt độ ứng với thời điểm xuất hiện vết nứt châm chim trên lớp bitum)
  - Tính dính bám của bitum với bề mặt vật liệu khoáng: là tính chất đánh giá độ bền mối liên kết giữa bitum và vật liệu khoáng (đá dăm ) dưới tác dụng của nước sôi (100 độ)
+ Sự hình thành mối liên kết: nhào trộn bitum + vật liệu khoáng: liên kết vật lý – hóa học -> dính bám.
 Liên kết vật lý: phụ thuộc vào chiều dầy màng bitum
 Liên kết hóa học: phụ thuộc vào độ hoạt tính của bitum và bề mặt vật liệu khoáng.
+ Phương pháp xác định:
 Đá dăm (20 viên): rửa sạch, sấy khô
 Nhúng vào bitum lỏng (15 phút)
 Để ngoài không khí 15 phút
 Nhúng vào nước sôi 10 phút
 Nhấc ra, quan sát
 Kết luận (cấp dính bám): bảng 9.1 (GT/205) dùng bitum từ cấp 3 trở lên.
+ Ý nghĩa: ảnh hưởng lớn đến cường độ, độ ổn định nước, tính ổn định nhiệt của hỗn hợp bitum với vật liệu khoáng.
+ Yếu tố ảnh hưởng:
 Bitum (sức căng mặt ngoài lớn -> liên kết tốt hơn với vật liệu khoáng)
 Vật liệu khoáng: nguồn gốc (cốt liệu bazo có liên kết tốt hơn với bitum); đặc tính bề mặt (xù xì, nhám ráp -> liên kết tốt hơn với bitum); độ sạch; độ ẩm tăng thì liên kết giảm.

* Các tính chất của bitum dầu mỏ lỏng. Các biện pháp để cải thiện các tính chất này
  Bitum lỏng là chất kết dính hữu cơ ở dạng lỏng ở nhiệt độ thường, chứa nhiều nhóm chất nhẹ, dễ bay hơi. Bitum lỏng = bitum đặc (P_25=100-200) pha với dung môi (mazut, dầu mỏ, et xăng) -> có độ nhớt (theo yêu cầu.
  - Độ nhớt là tính chất đánh giá độ lớn của mối liên kết giữa các mixen trong bitum lỏng .
+ Phương pháp xác định: sử dụng dụng cụ nhớt kế Saybolt. C_60^5 (nhiệt độ là 60), chảy qua ống  D = 5mm. C_60^5 là độ nhớt(s)
+ Yếu tố ảnh hưởng: nhiệt độ môi trường, hàm lượng nhóm chất
+ Ý nghĩa: ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng thi công (tính tạo hình) của vật liệu sử dụng bitum lỏng.
  - Phần cất (thành phần dễ bay hơi) là chỉ tiêu xác định hàm lượng các nhóm chất do bay hơi (phần cất) hoặc hàm lượng các chất dễ bay hơi có trong bitum lỏng.
+ Phương pháp xác định: phần cất (chưng cất bitum lỏng ở nhiệt độ 225 độ, 315 độ, 360 độ); thành phần dễ bay hơi (đun bitum lỏng từ 60-100 độ với thời gian 1-5h tùy vào loại bitum -> đặc trưng cho khả năng đông đặc của bitum lỏng.
+ Ý nghĩa: chỉ tiêu gián tiếp xác định tốc độ đông đặc của bitum lỏng sau khi thi công; thành phần dễ bay hơi nhiều và nhiệt độ bay hơi thấp -> tốc độ đông đặc nhanh.

* Các chỉ tiêu kỹ thuật, phân loại và phạm vi sử dụng của bitum dầu mỏ lỏng, làm đường 
   Nêu tên được 11 chỉ tiêu trong bảng 1: các chỉ tiêu chất lượng của bitum.

* Các loại bitum dầu mỏ cải tiến (polyme bitum)
    Phương pháp chính để tạo bitum cải tiến là cho thêm vào bitum các chất như aminang, các khoáng chất đặc biệt các sợi khoáng và cao su. Sau khi trộn các chất cải biến (phụ gia), bitum phải có các đặc tính sau:
    + Giữ các đặc tính kỹ thuật trong thời gian bảo quản , thi công trên mặt đường và khi con đường được đem vào sử dụng
    + Có thể được chế biến bằng cách thông thường
    + Ổn định về lý hóa học trong thời gian bảo quản sử dụng và trên đường
    + Đạt độ nhớt trộn và phun ở nhiệt độ sử dụng
  - Bitum có pha thêm lưu huỳnh
    Có 2 cách sử dụng lưu huỳnh trong bê tông Asphalt để làm áo đường bộ
+ Asphalt được cho thêm 1 lượng tương đối nhỏ lưu huỳnh dưới dạng 1 chất hòa tan trong bitum
+ Cách gia công thứ 2 (THERMOPAVE) sử dụng hàm lượng lưu huỳnh cao. Lượng lưu huỳnh dư ra đóng vai trò như 1 chất khoáng tự rải, khi trộn với cốt liệu ta sẽ tạo ra 1 hỗn hợp rất dễ thi công và khi nguội có khả năng chống biến dạng cao.
 - Bitum có pha thêm cao su
 - Bitum thêm các hợp chất mangan hữu cơ

Các bài viết liên quan:

Đề cương môn lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng (Phần 2)

Các phần mềm phân tích kết cấu

Các mô đun cơ bản của phần mềm RM bridge

Lí thuyết chung về Tính toán điều chỉnh lực căng dây bằng Midas

Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 1)

Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 2)


Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 3)


Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 4)

Tính chất của bê tông Asphalt

Tính chất của bê tông Asphalt (BTAF)

Bê tông Asphalt
Hình ảnh: Mặt đường bê tông Asphalt
1. Bê tông Asphalt là 1 loại đá nhân tạo nhận được sau khi rải và làm đặc hổn hợp Asphalt trong đó hỗn hợp Asphalt bao gồm vật liệu khoáng và bitum ; được sử dụng chủ yếu trong xây dựng đường ôt ô và sân bay .
- Vai trò :
    Cốt liệu lớn : bộ khung chịu lực , làm tăng khối lượng hỗn hợp -> giảm giá thành
    Cốt liệu nhỏ : chèn lấp lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu lớn -> tăng độ đặc ;
    Bột khoáng : tăng diện tích bề mặt hỗn hợp cốt liệu -> thay đổi cấu trúc bitum , tăng độ đặc cho hỗn  hợp
    Bitum : kết hợp với bột khoáng tạo nên chất kết dính Asphalt-> kết dinh cốt liệu ; tạo độ dẻo cho hỗn hợp bê tông Asphalt -> thi công
- Phân loại :
  + Theo nhiệt độ thi công
    Hỗn hợp bê tông Asphalt nóng : rải và bắt đầu làm đặc khi nhiệt độ hỗn hợp ≥120℃ , thường dùng bitum quánh : 40/60, 60/70 . 70/100

    Hỗn hợp bê tông Asphalt ấm : rải và bắt đầu làm đặc khi nhiệt độ hỗn hợp ≥100℃ , hoặc thường ≥70℃ khi dùng bitum lỏng mác 130/200
    Hỗn hợp bê tông Asphalt nguội lạnh : rải và bắt đầu làm đặc ở nhiệt độ hỗn hợp không khí ≥5℃ ,  dùng bitum quánh :70/130
  + Theo độ đặc ( độ rỗng dư )
    BTAF đặc : r =3-6%
    BTAF rỗng : r =6-12%
    BTAF rất rỗng : r =12-18%
  + Theo độ lớn của cốt liệu :
    BTAF đặc nóng ấm : BTNC 19 ;  BTNC 12,5 ; BTNC 9,5 ; BTNC4,75
    BTAF rỗng : BTNR 37,5 . BTNR 25 , BTNR 19
  + Theo hàm lượng đá dăm
    Loại BTAF đặc , nóng , ấm : A ( 50-60 ) , B ( 35-50 ) , C ( 20-35)
    BTAF nguội : BN ( 35-50 ) ; CN ( 20-35 )

2. Các tính chất của bê tông Asphalt
Các tính chất bê tông Asphalt thay đổi đáng kể theo nhiệt độ : ở nhiệt độ bình thường ( thể hiện tính đàn hồi dẻo ) , ở nhiệt độ cao ( thể hiện tính chảy dẻo ) , ở nhiệt độ thấp ( thể hiện tính giòn ) .
- Cường độ của bê tông Asphalt: (lưu ý cách xác định , phạm vi biến đổi , các yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp tăng cường độ)  tính chất cơ học của BTAF phụ thuộc vào khả năng chịu lực và độ ổn định ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau )
  + Cường độ chịu nén : được xác định ở 3 mức nhiệt độ khác nhau :
     Cường độ nén ở 50 độ C : biểu thị khả năng ổn định động của vật liệu làm bê tông .
     Cường độ nén ở 20 độ C là cường độ tiêu chuẩn của bê tông ( khả năng làm việc thường xuyên )
     Cường độ chịu nén ở 0 độ C : biểu thị khả năng chống nứt .
      Phương pháp xác định : thí nghiệm ( chế tạo mẫu + gia tải -> mẫu bị phá hoại -> P_max -> tính R
     Cường độ chịu nén là cường độ giới hạn khi nén mẫu tiêu chuẩn ở nhiệt độ và đặt tải theo quy định
     Kích thước mẫu tiêu chuẩn có đường kính ( d) = chiều cao ( h ) và = 101 ; 71,4 ; 50,5 mm tùy theo độ lớn của vật liệu khoáng .
  + Cường độ chịu kéo là đặc tính quan trọng của BTAF để đẩm bảo khả năng chống nứt .
      Phương pháp xác định : kéo trực tiếp trên mẫu dầm 40x40x160mm , kéo gián tiếp = phương pháp nén ngang mẫu trục .
        R_k=α P/dh  ( Mpa)
        Trong đó P : tải trọng phá hoại mẫu
        d, h : đường kính , chiều cao
        α : hệ số .
      Yếu tố ảnh hưởng đến mẫu : tỷ lệ thành phần vật liệu , mác của bitum, công nghệ đầm nén , nhiệt độ và tốc độ biến dạng .
- Biến dạng của BTAF
  + BTAF là vật liệu đàn hồi – dẻo nhớt tùy theo trạng thái và điều kiện biến dạng
  + Đánh giá biến dạng của BTAF : khi tải trọng tác dụng thường xuyên , sự phát triển của biến dạng phụ thuộc vào trị số ứng suất :
    Khi tải trọng P nhỏ giới hạn đàn hồi P_k , có 2 loại biến dạng :
      Biến dạng đàn hồi thuần túy ε_0 xuất hiện tức thời khi đặt tải và cũng mất đi nhanh khi bỏ tải
      Biến dạng đàn hồi chậm ε_s xuất hiện chậm sau đặt tải và tăng chậm theo thòi gian đặt tải T1 . biến dạng cũng mất đi chậm theo thời gian bỏ tải
    Khi tải trọng P vượt quá giới hạn đàn hồi P_k và nhỏ hơn tải trọng phá hoại P_m , ngoài 2 biến dạng có thêm biến dạng dư .
  + Đặc trưng biến dạng của BTAF được thể hiện qua 2 chỉ tiêu :
    Mô đun đàn hồi :
      Mô đun đàn hồi ban đầu : E_1=p/ε_0
      Mô đun đàn hồi sau : E_0=p/ε_0
- Độ ổn định và độ dẻo của BTAF theo Marshall
    Độ bền Marshall ( P) là độlớn của lực khi phá hoại mẫu tiêu chuẩn ( daN)
    Độ dẻo Marshall ( L) là độ biến dạng của mẫu khi bị phá hoại ( 1 độ dẻo = 0,1 mm)
    Độ cứng quy ước : A = 10P/L

3. Vật liệu chế tạo bê tông Asphalt
- Cốt liệu lớn:
    Nguồn gốc : đá dăm , hoặc sỏi nghiền hoặc 1 số loại chất thải rắn
    Hàm lượng : 20-65 %
    Cường độ đá gốc tối thiểu từ 80-100 Mpa, nên dùng các loại cốt liệu lớn gốc bazo.
    Các yêu cầu kỹ thuật về cơ bản giống các yêu cầu về cốt liệu lớn trong BTXM (thành phần , độ sạch , cường độ, độ hao mòn , hàm lượng hạt yếu , D_max )
- Cốt liệu nhỏ:
    Nguồn gốc : cát tự nhiên hoặc cát nghiền
    Hàm lượng 15-50% , BTAF cát chỉ dùng cát
    Vai trò : chèn lỗ rỗng của cốt liệu lớn
    Cát nghiền phải được chế tạo từ đá gốc có cường độ 60-100Mpa
    Lượng hạt < 0,071mm : 0 vượt quá 14% , lượng hạt < 0,14mm 0 vượt quá 20%
    Hàm lượng sét ≤ 0.5%
- Bột khoáng: là thành phần quan trọng trong hỗn hợp BTAF
  + Vai trò :
    Lấp đầy lỗ rỗng của cốt liệu -> tăng độ đặc
    Tăng diện tích bề măt -> màng bitum mỏng -> tăng liên kết vật lý
    Thường có gốc bazo -> tăng liên kết hóa học giữa bitum và vật liệu khoáng
    Tăng ổn định nước cho BTAF
  + Nguồn gốc : được nghiền mịn từ đá vôi, đá đolomit , vỏ sò , xi măng , tro bay nhiệt điện ,..
  + Yêu cầu : cường độ đá gốc ≥ 20 Mpa ; lượng tạp chất < 5%; khô, tơi, xốp; độ nhỏ (lượng lọt sàng 0,6mm đạt 100%, lượng lọt sàng 0.3 mm đạt 90-100%, lượng lọt sàng 0,0075 mm đạt 70-100%)
- Bitum: lựa chọn phù hợp với điều kiện khí hậu nơi sử dụng BTAF, điều kiệ tải trọng làm việc , phương pháp thi công. Hàm lương bitum từ 4-7% , có thể sử dụng các laoij bitum cải tiến .

4. Thiết kế thành phần bê tông Asphalt theo phương pháp Marshall
    Tổng quát về thiết kế thành phần BTAF theo phương pháp Marshall
    Lý thuyết về thành hạt hợp lý của hỗn hợp vật liệu khoáng trong bê tông Asphalt theo Fuller, ứng dụng lý thuyết này
    Phương pháp tính toán thành phần hỗn hợp vật liệu khoáng của bê tông Asphalt
    Phương pháp xác định hàm lượng bitum trong bê tông Asphalt

5. Công nghệ chế tạo Bê tông Asphalt: tạo ra hỗn hợp bê tông Asphalt đồng nhất (các hạt cốt liệu được phân tán đều , trên bề mặt các hạt cốt liệu được bao bọc 1 lớp bitum)
- Công nghệ chung chế tạo bê tông Asphalt : 4 giai đoạn

+ Chuẩn bị vật liệu ( máy móc , nhân lực , mặt bằng,.. )
    Cốt liệu ( cát , đá ) : rửa bằng máy hoặc trên băng chuyền -> sấy khô ; nung nóng đến nhiệt độ phù hợp: 140-160 ℃ với BTAF rải nóng , 120-140 ℃  với BTAF rải ấm ; sàng phân loại -> cân ( theo thành phần vật liệu khoáng đã thiết kế )
    Bột khoáng : phải được làm tơi xốp , được chứa vào các silo riêng .
    Bitum : gia nhiệt đến độ nhớt phù hợp (140-160 ℃ với bitum quánh )

+ Trộn
    Trộn khô : đá dăm , cát nung nóng được trộn với bột khoáng -> các hạt bột khoáng bọc bề mặt cốt liệu .
    Trộn ướt : máy trộn cưỡng bức , bitum được phun vào thùng trộn và nhào trộn với hỗn hợp vật liệu khoáng , thời gian nhào trộn : 50-150s ( tùy loại bê tông Asphalt )

 + Vận chuyển , rải và đầm chắc
    Vận chuyển : sử dụng phương tiện ( xe tải , xe chuyên dụng ) , nhận hỗn hợp BTAF từ trạm trộn , vận chuyển hỗn hợp BTAF vào xe tải xuống vị trí thi công .
    Cần tránh tối đa : hỗn hợp bê tông Asphalt bị mất nhiệt độ trong quá trình vận chuyển , phủ bạt che chắn cho hỗn hợp bê tông Asphalt , hỗn hợp BTAF dính bám với thùng xe .
    Rải ( thiết bị : thủ công đối với sửa chữa nhỏ hoặc máy rải chuyên dụng ) . Nguyên tắc : yêu cầu hỗn hợp BTAF đảm bảo nhiệt độ thi công ‘; đảm bảo chiều dầy , chiều rộng lớp rải ; đảm bảo độ bằng phẳng ; đảm bảo độ đốc dọc , độ dốc ngang . Trình tự : nhận hỗn hợp BTAF từ xe vận chuyển ; chuyển và phân phối hỗn hợp bê tông Asphalt tới mặt bàn sau ; điều chỉnh bộ phận san gạt ; rải hỗn hợp BTAF
    Đầm nén : lén chặt hỗn hợp BTAF -> độ rỗng phù hợp ( VA) ; hình thành cấu trúc BTAF tối ưu (cấu trúc có khung ) ; đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật của mặt đường , độ bằng phẳng , độ dốc , cường độ . Các giai đoạn : đầm sơ bộ ( ngay sau khi rải , tốc độ lu nhanh , đảm bảo lớp lu 0 dồn trượt , sử dụng lu nhẹ ) ; đàm hoàn thiện ( tốc độ lu chậm , đảm bảo số lu trên điểm . sử dụng lu năng , lu rung )

 + Kiểm tra chất lượng: kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của hỗn hợp bê tông Asphalt và bê tông Asphalt theo các quy định của dự án; kiểm tra và kiểm soát chất lượng hỗn hợp bê tông Asphalt và bê tông Asphalt được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của công nghệ chế tạo.

Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 3)

Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 4)

Ôn tập kinh tế xấy dựng ngành công trình (Phần 4)


Câu 20: Khái niệm, đặc điểm, phân loại TSCĐ – VCĐ
- Tài sản cố định bao gồm tư liệu lao động mà người ta dùng nó để tác động và làm thay đổi đối tượng lao động.tạo ra sản phẩm hay dịch vụ.
- Vốn sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tài sản sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Theo tính chất hoạt động thì vốn kinh doanh bao gồm 2 loại:

  • Vốn cố định: biểu hiện bằng tiền của TSCĐ là vốn cố định
  • Vốn lưu động: vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ.

- Đặc điểm
  + Tài sản cố định

  • Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
  • Giá trị tài sản cố định được chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm
  • Luân chuyển dưới hình thức giá trị’
  • Hình thái qua các lần luân chuyển vẫn giữ nguyên
  • Vòng luân chuyển mới của TSCĐ chỉ bắt đầu khi tiền khấu hao đã trang trải đủ mua sắm tài sản cố định mới

  + Vốn cố định
Quá trình sản xuất chia làm 2 phần
 Phần 1: giá trị còn lại của tài sản cố định
 Phần 2: giá trị chuyển vào sản phẩm
Sự biến động trong quá trình sản xuất
 Bắt đầu sản xuất: P1 bằng nguyên giá, P2 = 0
 Quá trình sản xuất: P2 là giá trị hao mòn, khấu hao tích lũy vào sản phẩm trong quá trình SXKD . P1 = nguyên giá – P2
 Hết vòng đời tài sản: P1=0, P2 = nguyên giá.
- Phân loại tài sản cố định
  + Phân loại theo tình hình SXKD

  • TSCĐ trong SXKD: sử dụng cho hoạt động xây lắp
  • TSCĐ dùng ngoài SXKD: sử dụng trong hoạt động SX phụ , phụ trợ.
  • TSCĐ chưa cần dùng: TSCĐ đang dự trữ
  • TSCĐ chờ thanh lý: TSCĐ cũ, lạc hậu

  + Phân loại theo tính chất sở hữu:

  • TSCĐ thuộc doanh nghiệp: do DN mua sắm bằng nguồn vốn hợp pháp, DN toàn quyền sở hữu và sử dụng
  • TSCĐ thuê ngoài: DN có được do thuê mượn của các DN khác, DN chỉ có quyền sử dụng trong thời gian hợp đồng nhưng 0 được sở hữu. Gồm 2 loại:
  • TSCĐ thuê hoạt động: TSCĐ thue với thời gian ngắn hạn
  • TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà DN thuê của công ty cho thuê tài chính hay còn gọi là TSCĐ thuê dài hạn.

  + Phân loại theo hình thái vật chất TSCĐ

  • TSCĐ hữu hình là những TLLĐ chủ yếu có hình thái vật chất thỏa mãn các tính chất của TSCĐ hữu hình . tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh những vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
  • TSCĐ vô hình là những TS 0 có hình thái cật chất, thể hiện 1 lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tính chất của TSCĐ vô hình , tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh như 1 số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả.

  + Phân loại theo mục đích sự dụng

  • TSCĐ  dùng cho mục đích kinh doanh là những TSCĐ do DN quản lý , sử dụng cho mục đích kinh doanh của doanh ngiệp
  • TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng  là những TSCĐ do DN quản lý sử dụng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh, quốc phòng trong doanh nghệp
  • TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữu hộ là những TSCĐ doanh ngiệp bao quản hộ, giữ hộ cho đơn vị khác và cất giữ hộ nhà nước theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Câu 21: Hao mòn, khấu hao, phương pháp tính khấu hao TSCĐ
- Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá tị của TSCĐ do tham gia hoạt động SXKD , do bào mòn của tự nhiên,do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ bao gồm 2 loại :
Hao mòn hữu hình: do ma sát, nhiệt độ gây nên trong quá trình xây dựng
Hao mòn vô hình: giảm giá do lỗi thời về mặt kinh tế  hoặc do tiến bộ về mặt kinh tế kỹ thuật
- Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bố 1 cách có hệ thống nguyên  giá của TSCĐ và chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của TSCĐ .

  • Tất cả TSCĐ đều phải trích khấu hao trừ trường hợp đặc biệt
  • Mức khấu hao thường được xác định cho từng giai đoạn và tính toán cào giá thành sản phẩm,
  • Quỹ khấu hao là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất TSCĐ
  • Tổng số khấu hao được chia làm 2 phần để khôi phục hoàn toàn TSCĐ ( khấu hao cơ bản ) và khôi phục bộ phận TSCĐ ( khấu hao sửa chữa lớn ) cũng như hiện đại hóa TSCĐ
  • Mức trích khấu hao phụ thuộc chủ yếu vào tuổi thọ và giá trị của TSCĐ

- Các phương pháp tính khấu hao tài sản cố định
  + Khấu hao theo đường thẳng
     〖KH〗_tb=NG/T_sd

    Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao .
    Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao lũy kế đã thực hiện.

  + Khấu hao theo số dư giảm dần điều chỉnh
    Tính khấu hao nhiều ở năm đầu và giảm dần trong các năm sau
        M_năm= G_CL.t_n
   Tỷ lệ khấu hao nhanh xác định theo CT sau:
t_n=t.k
        t: tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng ( 1/ thời gian sử dụng )
        k: hệ số điều chỉnh (tra bảng trang 204 / GT)
       Những năm cuối tính theo phương pháp đường thẳng
- Khấu hao theo số lượng và theo khối lượng sản phẩm
        M_năm= S_năm.M_(sản phẩm)
    S_năm: số lượng sản phẩm sản xuất trong năm
    M_(sản phẩm): mức trích khấu hao bình quân tính cho 1 đơn vị sản phẩm
        M_sp=NG/S
    S: sản lượng theo công suất thiết kế.

Câu 22: Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng TSCĐ – VCĐ
- Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
  + Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
H_TSCĐ=DT/〖NG〗_bq
    DT: doanh thu khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ ( đồng )
   〖NG〗_bq: nguyên giá bình quân của TSCĐ trong kỳ ( đồng )
    Ý nghĩa: 1 đồng TSCĐ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu .Hệ số này càng lớn càng tốt
  + Suất hao phí TSCĐ: 
F_TSCĐ=〖NG〗_bq/DT
    Ý nghĩa: để làm ra 1 đồng doanh thu cần có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ
  + Hiệu quả sử dụng TSCĐ:
P_TSCĐ=L/〖NG〗_bq
    L: lợi nhuận thực hiện trong kỳ
     Ý nghĩa: 1 đồng giá trị TSCĐ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, hệ số càng lớn càng tốt .
  + Hệ số còn  sử dụng được của TSCĐ:
H_csd=(NG-KH)/NG
    KH: tổng khấu hao đã trích, NG: nguyên giá TSCĐ
  + Hệ số hao mòn TSCĐ: 
H_hm=KH/NG
  + Hệ số kết cấu kỹ thuật: 
H_KT=〖NG〗_i/(∑▒NG)
    ∑▒NG: tổng số nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp
   〖NG〗_i: nguyên giá TSCĐ loại i
  + Hệ số kết cấu nguồn vốn: 
H_NV=〖NV〗_i/(∑▒NV)
    ∑▒NG: tổng nguồn vốn hình thành nên TSCĐ
   〖NV〗_i: nguồn vốn loại i
  + Hệ số đổi mới TSCĐ: 
H_KT=〖NG〗_ĐM/〖NG〗_CN
   〖NG〗_ĐM: nguyên giá TSCĐ đổi mới trong năm
   〖NG〗_CN: nguyên giá TSCĐ thay đổi cuối năm
  + Hệ số thải loại TSCĐ: 
H_KT=〖NG〗_TL/〖NG〗_ĐN
   〖NG〗_ĐN: nguyên giá TSCĐ thay đổi đầu năm
   〖NG〗_TL: nguyên giá TSCĐ thải loại trong năm
  + Hệ số trang bị TSCĐ cho lao động: 
H_tb^lđ=〖NG〗_bq/(∑▒T)
    ∑▒T: tổng số công nhân xây lắp bình quân ( người )

- Đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ
  + Hiệu suất sử dụng VCĐ: H_VCĐ=DT/〖VCĐ〗_bq
   〖VCĐ〗_bq: vốn cố định bình quân trong năm
 
  + Suất hao phí VCĐ: F_VCĐ=〖VCĐ〗_bq/DT
 
  + Hiệu quả sử dụng TSCĐ: D_VCĐ=L/〖VCĐ〗_bq

Câu 23: Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động
- Vốn lưu động của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ giá trị của các đối tượng lao động như : vật tư , nhiên liệu, chi tiết , phụ tùng thay thế, công cụ lao động nhỏ,….. nằm trong khâu dự trữ sản xuất và các sản phẩm dở dang, cũng như nằm ở các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu.
- Kết cấu vốn lưu động
  + Căn cứ theo công dụng kinh tế

  • VLĐ trong dự trữ biểu hiện bằng tiền của các đổi tượng lưu động như nguyên nhiên vật liệu , cấu kiện,chi tiết
  • VLĐ trong sản xuất biểu hiện bằng tiền của các sản phẩm dở dang, chi phí phân bố
  • VLĐ trong thanh toán biểu hiện bằng tiền của các công trình đã hoàn thành bàn giao nhưng chưa thu được tiền kể các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản tiền gửi ngân hàng

  + Căn cứ theo hình thức quản lý

  • VLĐ trong kế hoạch là VLĐ được tính toán cụ thể cho từng công trình trong từng thời kì nhất định theo tiến độ thi công, nhằm đảm bảo nhu cầu hoặt động sản xuất tối thiểu thường xuyên
  • VLĐ ngoài kế hoạch là khoản VLĐ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà 0 căn cứ để dựa cào trong kế hoặc . Bao gồm các khoản như nợ, nợ quá hạn, nợ khó đòi, các loại tiền phạt, tiền bồi thường, lãi vay quá hạn,…

  + Căn cứ vào nguồn hình thành

  • Nguồn VLĐ pháp định gồm VLĐ do ngân sách hoặc cấp trên cấp, Nguồn vồn cổ phần do cổ đông đóng góp
  • Nguồn VLĐ tự bổ sung hình thành từ kết quả sản xuất kinh doang của doanh nghiệp
  • Nguồn VLĐ liên doanh, liên kết gồm các khoản vốn của các đơn vị tham gia liên doanh, liên kết góp vốn bằng tiền, hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, trái phiếu, tín phiếu.


Câu 24: Các chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng VLĐ, biện pháp tăng nhanh vòng quay vốn lưu động
- Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ
  + Hiệu suất sử dụng VLĐ:
H_VLĐ=DT/〖VLĐ〗_bq
    DT: doanh thu khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ ( đồng )
   〖VLĐ〗_bq: vốn lưu động bình quân năm
   〖VLĐ〗_bq=(1/2 V_1+V_2+V_3+⋯…+1/2 V_n  )/(n-1)
    V_1,  V_2,…, V_n: số dư VLĐ tại thời điểm  thứ 1,2,…., n
    Ý nghĩa: 1 đồng VLĐ bình quân thu được bao nhiêu đồng doanh thu
 
  + Suất hao phí TSCĐ: 
F_VLĐ=〖VLĐ〗_bq/DT
    Ý nghĩa: để làm ra 1 đồng doanh thu cần có bao nhiêu đồng VLĐ
 
  + Hiệu quả sử dụng TSCĐ: 
P_VLĐ=L/〖VLĐ〗_bq
    L: lợi nhuận doanh nghiệp
    Ý nghĩa: 1 đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

   + Hệ số chu chuyển của VLĐ:
K_cc=DTT/〖VLĐ〗_bq
    DTT: doanh thu thuần bằng doanh thu – khoản giảm trừ doanh thu ( chiết khấu thanh toán , bán hàng,…)
    Ý nghĩa: 1 năm VLĐ bình quân quay được bao nhiêu vòng
 
  + Thời gian 1 vòng quay cả VLĐ:
t=N/K_cc   (càng nhỏ càng tốt)
    N: số ngày trong kỳ tính toán
 
  + Mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ:
∆VLĐ=  〖DT〗_1/N (t_1-t_0 )
   〖DT〗_1: doanh thu kỳ này
    t_1, t_0: thời gian 1 vòng quay kỳ trước và kỳ này
    Ý nghĩa: ∆VLĐ < 0: tiết kiệm

Câu 25: Khái niệm chi phí sản xuất, khái niệm giá thành, các đặc điểm giá thành xây lắp

- Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật chất hóa phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, bao gồm chi phí sản xuất xây lắp và chi phí sản xuất ngoài xây lắp , được tập hợp theo thời gian và chi phí. Các chi phí sản xuất được tập hợp theo thời gian và theo yếu tố chi phí .
- Giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí bằng tiền để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định.
- Đặc điểm của giá thành xây lắp

  • Giá thành sản phẩm xây lắp thường được xác định cho cong trình hoặc hạng mục công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất dài .. Vì vậy việc quản lý giá thành thông qua các yếu tố chi phí trong giá thành kế hoạch hoặc giá thành dự toán.
  • Giá của mỗi sản phẩm xây lắp được xác định riêng theo 1 trình tự nhất định ( khi chỉ định giá thầu dự toán hoặc khi đấu thầu giá trúng thầu được coi là giá cả của sản phẩm )
  • Do tính chất đơn chiếc, cố định tại nơi sản xuất nên việc tổ chức sản xuất , quản lý sự dụng tài sản , vật tư, lao động rất phức tap . Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để so sánh với giá thành dự toán gặp nhiều khó khăn.
  • Thời gian sử dụng sản phẩm dài vì vậy việc giám sát chất lượng sản phẩm phải được đặc biệt coi trọng


Câu 26: Các chỉ tiêu giá sản phẩm và mối quan hệ giữa chúng
- Chỉ tiêu giá sản phẩm
  + Tổng mức đầu tư
  + Dự toán công trình
  + Dự toán chi phí xây dựng
  + Giá thành dự toán chi phí xây dựng
Được căn cứ vào khối lượng công tác xây dựng trong thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công của từng công trình, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của nhà nước về việc áp dụng các định mức đơn giá
Giá thành dự toán CPXD bằng tổng ( khối lượng xây dựng X đơn giá xây dựng ) + trực tiếp chi phí khác + chi phí chung

 + Giá thành kế hoạch CPXD
Do các doanh nghiệp lập ra trên cơ cở các biện pháp tổ chức thi công, các định mức nội bọ, giá vật liệu theo điều tra thực tế tại hiện trường
Giá thành kế hoạch CPXD = giá thành dự toán CPXD – mức hạ giá thành kế hoạch
 
+ Giá thành thực tế CPXD
Tổng hợp từ thực tế phát sinh trong quá trình tổ chức SXKD từ khi xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao và thành toán
Mức hạ giá thành thực tế CPXD = giá thành kế hoạch CPXD – mức hạ giá thành thực tế.

Câu 27: Các khoản mục chi phí trong giá thành
Bao gồm 2 loại chi phí:
- Chi phí trực tiếp: các chi phí có liên quan trực tiếp đến sự hình thành các loại kết cấu của công trình hoặc phục vụ trực tiếp cho việc hình thành CT.
  + Chi phí vật liệu là chi phí cơ bản nhất, cấu thành nên hạng mục kết cấu của công trình . Bao gồm toàn bộ các giá trị của loại VL chính, VL phụ, VL sử dụng luân chuyển, các cấu kiện, chi tiết bán thành phần, trực tiếp cấu thành hoặc giúp cho việc hình thành thực thể công trình.
  + Chí phí nhân công bao gồm tiền lương cơ bản, các khoản lương phụ, phụ cấp có tính chất ổn định và không ổn định của công nhân trực tiếp xây dựng. Chi phí nhân công không bao gồm:

  • Công nhân vận chuyển ngoài phạm vi công trường
  • Công nhân sản xuất phụ
  • Công nhân lái máy

  + Chi phí máy thi công là chi phí sử dụng các loại máy móc thi công dùng vào việc XDCT như các loại máy ủi, máy xúc. Bao gồm chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, chi phí tiền lương công nhân lái máy và chi phí khác
  + Chi phí trực tiếp khác: chi phí cho những công tác cần thiết phục vụ trực tiếp thi công XDCT như chi phí di chuyển trong nội bộ CT, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, bơm nước. Tính theo định mức chi phí tỷ lệ ( %)
- Chi phí chung là các chi phí phát sinh có tính chất phục vụ chung cho toàn bộ CT, có liên quan đến quản lý và điều hành sản xuất tại CT bao gồm phục vụ công nhân, chi phí chung khác . Tính theo định mức chi phí tỷ lệ ( %)

Câu 28: Lợi nhuận, nguồn hình thành và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp
- Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí SXXD mà doanh nghiệp bỏ ra để có được doanh thu đó trong 1 thời kỳ nhất định  . Nó là phần giá trị thặng dư mà doanh nghiệp tạo ra cho mình và cho xã hội. Lợi nhuận được chia làm 2 phần: đểlại doanh nghiệp và nộp cho nhà nước .
- Nguồn hình thành lợi nhuận:

  • Lợi nhuận từ hoạt động SXKD là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp .Nó là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu hoạt động SXKD trong kỳ trừ đi chi phí sản xuất trong kỳ và các loại thuế ( nếu có )
  • Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp, liên kết kinh doanh, góp vốn cổ phần, hoạt động mua bán tín phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, kinh doanh bất động sản, lãi tiền gửi và cho vay thuộc nguồn vốn kinh doanh và quỹ , mua bán ngoại tệ.
  • Lợi nhuận bất thường là khoản lợi nhuận thu được từ chênh lệch giữa các khoản thu bất thường và chi phí bất thường.
Các bạn có thể muốn xem các bài đăng khác:



Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 3)

Các bạn xem các phần khác tại đây
Câu 14: Khái niệm, nội dung các chỉ tiêu cơ giới hóa
- Cơ giới hóa xây dựng công trình giao thông là quá tình thay thế lao động thủ công vốn dựa vào sức lao động của con người là chính bằng các công cụ lao động hoàn thiện hơn:  các máy móc, thiết bị. Quá trình cơ giới hóa thực chất là quá trình hoán thiện công cụ lao động.
- Nội dung cơ giới hóa:
  + Cơ giới hóa từng phần: trong cơ giới hóa từng phần chỉ có từng loại công tác riêng biệt thậm chí chỉ có từng bước công tác riêng biệt được cơ giới hóa, lao động thủ công vẫn còn chiếm phần chính.
  + Cơ giới hóa đầy đủ (đồng bộ): ở đây máy móc thực hiện tất cả các quá trình sản xuất hay tất cả các bước công việc tạo thành quá trình sản xuất đo, lao động thủ công của công nhân được giải phóng, trừ 1 phần liên quan đến việc điều khiển máy.
  + Tự động hóa: trong tự động hóa tất cả các công việc của quá trình sản xuất , xây dựng đều do máy móc thực hiện theo 1 chương trình định sẵn mà không có sự điều khiển của con người trừ chức năng kiểm tra. Tự động hóa được chia ra:

  • Tự động hóa từng phần: trong tự động hóa từng phần thì một phần công việc do các hệ thống làm việc, phần còn lại do công nhân thực hiện
  • Tự động hóa toàn bộ: ở đây tất cả các chức năng làm việc và chức năng điều khiển đều được cơ giới hóa và công nhân còn chức năng kiểm tra, bảo hành máy mà thôi.

→ Chuyển sang mức độ cơ giới hóa cao hơn nới chung bao giờ cũng đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn. Do vậy nhiệm vụ trực tiếp quan trọng nhất của tiến bộ khoa học công nghệ là không ngừng nâng cao mức độ cơ giới công tác xây lắp.
- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và mức độ cơ giới hóa
  + Hệ số cơ giới hóa công tác xây lắp: 
K_ct^cg=Q_m/(∑▒Q)
    Trong đó: Q_m: khối lượng công tác xây lắp do máy làm
                     ∑▒Q: khối lượng công tác xây lắp trong kỳ
    Ý nghĩa: giá trị K càng lớn thì mức độ cơ giới hóa công tác xây lắp càng cao.
  + Hệ số cơ giới hóa công tác lao động:
K_ld^cg=T_m/(∑▒T)
    Trong đó: T_m: số công nhân lao động bằng máy
                     ∑▒T: số công nhân lao động bình quân
    Ý nghĩa: giá trị K càng lớn thì mức độ cơ giới hóa lao động càng cao.
  + Mức trang bị cơ giới công tác xây lắp: 
K_cg^tb=G_m/(∑▒Q)
    Trong đó: G_m: giá trị bình quân năm của máy thi công
                     ∑▒Q: khối lượng công tác xây lắp hoàn thành trong năm
    Ý nghĩa: 1 đồng giá trị khối lượng công tác xây lắp chứa bao nhiêu đồng giá trị máy thi công
  + Mức trang bị cơ giới lao động:
K_ld^tb=G_m/(∑▒T)
    Trong đó: ∑▒T: số lao động bình quân
    Ý nghĩa: 1 công nhân được trang bị bao nhiêu đồng máy móc thiết bị

Câu 16: Bản chất, nội dung, tác dụng, các điều kiện áp dụng và chỉ tiêu đánh giá trình độ áp dụng phương pháp lắp ghép trong xây dựng 
- Nội dung của việc áp dụng phương pháp lắp ghép:
  + Dùng những loại vật liệu mới, chi tiết mới mà từ trước đến nay chưa từng có, Chúng bao gồm những loại vật liệu lần đầu tiên được sử dụng trong xây dựng, những loại vật liệu trước đây dùng vào mục đích khác, ở lĩnh vực khác, những phế liệu của các ngành sản xuất khác ,….
  + Hoàn thiện các loại vật liệu và các chi tiết truyền thống với mục đích nâng cao chất lượng kỹ thuật và cải tiến chỉ tiêu kinh tế của chúng
  + Áp dụng phương pháp công nghệ mới vào việc sản xuất, gia công và sử dụng các loại vật liệu, các loại chi tiết và bán thành phẩm. Sản xuất các cấu kiện đúc sẵn theo phương pháp công nghiệp.
- Bản chất phương pháp lắp ghép: nội dung quan trọng của tiến bộ công nghệ trong xây dưng GTVT là áp dụng các cấu kiện lắp ghép, sử dụng các vật liệu mới, vật liệu thay thế có hiệu quả cao. Đó thực chất là thực hiện hoàn thiện đối tượng lao động trong xây dựng.

- Điều kiện áp dụng phương pháp lắp ghép
  + Phải thiết lập được những cơ sở sản xuất các cấu kiện đúc sẵn có công suất thích ứng. Có 3 hình thức:

  • Lập các xưởng tại chân công trình
  • Lập xưởng trực thuộc các DNXD
  • Lập các doanh nghiệp độc lập

  + Cần phải thực hiện rộng rãi việc thiết kế định hình, tiêu chuẩn hóa và định hình hóa xây dựng và chú ý các yếu tố:

  • Cự ly công trình đến nơi sản xuất cấu kiện
  • Tính phức tạp của quy trình xản xuất cấu kiện
  • Những phương tiện vận tải có thể sử dụng để vận chuyển các cấu kiện
  • Loại thiết bị lắp ghép có thể sử dụng để lắp ghép các cấu kiện đó vào công trình.

- Tác dụng của phương pháp lắp ghép
  + Tạo khả năng rút ngắn thời gian xây dựng, khắc phục được tính chất theo mùa trong thi công , đưa nhanh công trình vào khai thác, hạn chế ứ đọng VĐT
  + Quy trình thi công được thay đổi gần với điều kiện sản xuất công nghiệp
  + Tạo điều kiện sử dụng rộng rãi các loại vật liệu mới, vật liệu địa phương, nâng cao chất lượng công trình
  + Làm cho việc hoạch toán VL được đơn giản, chính xác, tạo điều kiện cơ giới hóa khâu tính toán

- Các chỉ tiêu đánh giá phương pháp lắp ghép.
  + Tỷ lệ lắp ghép:
T_lg=G_lg/G_xl
    Trong đó: G_lg: giá trị các bộ phận lắp ghép
                     G_xl: giá trị toàn bộ công tác xây lắp
  + Hệ số lắp ghép:
H_lg=〖VL〗_lg/(∑▒VL)
    Trong đó: 〖VL〗_lg: giá trị các loại vật liệu lắp ghép
                      ∑▒VL: giá trị toàn bộ vật liệu sử dụng

Câu 17: Khái niệm lao động, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp xây lắp
- Lao động là hoạt đọng có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Lao động là yếu tố đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hôi, là yếu tố cơ bản quyết định trong quá trình sản xuất, là yếu tố quyết định sự giàu có của xã hội.
- Lao động trong DNXD là toàn bộ những người tham gia cào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không kể thời gian lao động là dài hay ngắn, lao đọng trực tiếp hay gián tiếp, là lãnh đạo hay phục vụ, thường xuyên hay tạm tuyển.
- Cơ cấu lao động trong doanh nghiệp xây lắp: là tỷ trọng của từng loại lao động so với tổng số lao động. Cơ cấu lao động là luôn luôn biến đổi, do tác động của nhiều nhân tố, đặc biệt là do tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng.
- Hướng biến đổi của cơ cấu lao động:
  + Tỷ lệ lao động trực tiếp, lao động khoa học kỹ thuật ngày càng tăng
  + Tỷ lệ lao động gián tiếp và nhân viên hành chính ngày càng giảm
  + Tỷ lệ lao động trực tiếp ngoài hiện trường giảm’
  + Tỷ lệ lao động cơ giới tăng
  + Tỷ lệ lao động truyền thống giảm

Câu 18: Khái niệm tiền lương, nguyên tắc tổ chức tiền lương, các hình thức trả lương và ưu nhược điểm của nó
- Theo luật lao động số 10/2012/QH13: tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả được cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
- Tiền lương là 1 bộ phận của giá trị lao động vừa mới sáng tạo ra, được dùng để bù đắp hao phí lao động cần thiết và 1 số nhu cầu khác của người lao động, được phân phối cho người lao động dưới hình thức tiền tệ, phù hợp với số lượng lao động và chất lượng họ bỏ ra.
- Ý nghĩa:

  • Nguồn đảm bảo đời sống vật chất, kích thích đẩy mạnh sản xuất
  • Là thước đo, tiêu chuẩn để giám sát lượng lao động
  • Phân phối lao động hợp lý giũa các ngành, vùng trong nền kinh tế quốc dân

- Nguyên tắc tổ chức tiền lương

  • Không thấp hơn mức lương tối thiểu của chính phủ
  • Căn cứ vào NSLĐ và chất lương công việc
  • Đảm bảo tốc độ tăng NSLĐ lớn hơn tốc độ tăng lương bình quân
  • Đảm bảo tiền lương danh nghĩa phù hợp tiền lương thực tế

- Các hình thức tổ chức tiền lương
  + Hình thức tiền lương theo thời gian: xác định dựa vào thời gian lao động và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị thời gian. Tiền lương tính theo thời gian có thể  thực hiện tính theo tháng, ngày giờ làm việc của người lao động tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian lao động của doanh nghiệp.

  • Tiền lương thời gian đơn giản: tiền lương nhận được bằng tích số giữa thời gian lao động và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị thời gian
  • Tiền lương thời gian có thưởng: lương thời gian đơn giản cộng thêm 1 số tiền thưởng khi làm tốt 1 số chỉ tiêu nhất định.

      Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán, áp dụng khi khối lượng công việc không được đo tính rõ ràng.
   
      Nhược điểm: không kích thích  người lao động tăng năng suất lao động, có thể nảy sinh các yếu tố bình quân chủ nghĩa.
 
 + Hình thức tiền lương theo sản phẩm: tính bằng tích số giữa số lượng sản phẩm sản xuất ra trong 1 đơn vị thời gian và đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm. Tiền lương tính theo sản phẩm là tiền lương tính trả cho người lao động theo kết quả lao đọng, khối lượng sản phẩm đã hoàn thành, bảo đảm đúng yêu cầu tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định

  • Tiền lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế: tích số giữa sản phẩm làm ra và đơn giá tiền lương cho 1 đơn vị sản phẩm
  • Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến: số sản phẩm làm ra trong phạm vi định mức được trả theo 1 đơn giá tiền lương cố định, còn sản phẩm vượt định mức trả theo 1 đơn giá lũy tiến ( tăng dần )
  • Tiền lương theo sản phẩm có thưởng: với số sản phẩm vượt định mức sẽ được thêm 1 số tiền thưởng nhất định
  • Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp: dùng để trả lương cho những công nhân phụ mà năng suất của họ ảnh hưởng lớn đến kết quả lao động của công nhân chính.
  • Tiền lương khoán gọn

      Ưu điểm: khuyến khích thực hiện tốt hơn nguyên tắc phân phối theo lao động ; khuyến khích tăng năng suất lao động ; nâng cao trình độ tay nghề, cải tiến tổ chức sản xuất ; kết hợp chặt chẽ lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể.
      Nhược điểm: công nhân chỉ chạy theo số lượng sản phẩm.
 
  + Tiền lương khoán gọn: khối lượng công việc với 1 sản phẩm cuối cùng nào đó, được khoán gọn cho 1 tập thể công nhân thực hiện theo hình thức kỹ hợp đồng. Là hình thức trả lương sản phẩm được phát triển ở mức cao hơn.
    Đặc điểm khác trả lương theo sản phẩm:

  •  Mức hoàn thiện cao hơn
  •  Người lao động liên kết chặt chẽ với nhau, quan tâm đến kết quả cuối cùng hơn, không bỏ sót khối lượng
  •  Phải lý hợp đồng kinh tế cụ thể nên họ làm việc hăng hái hơn
  •  Đơn vị nhận khóa gọn đa dạng

Câu 19: Khái niệm mức lương, thang lương, bảng cấp bậc kỹ thuật
- Mức lương là số tuyệt đối về tiền lương trong 1 đơn vị thời gian như ngày giờ tháng
- Mức lương cùng bậc lương của ngành sản xuất khác nhau là khác nhau.
- Hệ số bậc lương là tỷ số giữa mức lương đang xét và mức lương tối thiểu của mỗi tháng lương. Mức lương bậc n tính theo công thức:
L_n=K_n.L_1
              Trong đó: L_1, L_n: mức lương của bậc 1 và bậc n
                               K_n: hệ số cấp bậc lương
- Thang lương là bảng diễn tả các mức lương khác nhau của cùng 1 ngạch lương ( ngạch lương là bộ phận của bảng lương, mỗi bảng lương của 1 ngành lại được chia thành các ngạch lương, với mỗi ngạch lương lại có thang lương tương ứng)

- Bảng cấp bậc kỹ thuật
  + Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công nhân

  • Là cơ cở xác định bậc lương cho người công nhân
  • Là thước đo mức độ lành nghề
  • Phải phản ánh được đặc điểm kỹ thuật của ngành nghề, phải xét đến trình độ kỹ thuật và mức độ phức tạp của công việc

  + Nội dung cấp bậc kỹ thuật

  • Nêu lên yêu cầu của công việc
  • Mức độ khéo léo mà người công nhân phải đạt được
  • Hiểu biết đến mức độ nào đó về các máy móc thiết bị,tính chất của vật liệu
  • Mẫu công việc mà người công nhân đó phải hoàn thành
  • Cấp bậc kỹ thuật phải được định kỳ xem cét lại, thay đổi
  • Khi xét đến cấp bậc kỹ thuật chỉ dựa vào các nhân tố hoàn toàn có tính chất kỹ thuật
Các bạn có thể muốn xem thêm:


Ôn tập kinh tế xây dựng ngành công trình (Phần 2)

Các bạn xem các phần khác tại đây:


Câu 6 : Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng công trình
* Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư
- Nhóm nhân tố chủ quan và khách quan
  + Nhân tố chủ quan : trình độ lập và thực hiện các phương án đầu tư kể từ khi xác định đường lối chiến lược đầu tư đến khâu sử dụng các công trình đã được xây dựng.
  + Nhóm nhân tố khách quan : tình hình tài nguyên,, điều kiện khí hậu và dân số, trình độ phát triển kinh tế và kỹ thuật của đất nước, khả năng cung cấp vốn, các nhân tố kinh tế đối ngoại, các nhân tố phi kinh tế và ngẫu nhiên khác.

- Nhóm nhân tố trực tiếp và gián tiếp
  + Nhóm nhân tố trực tiếp : giải pháp thiết kế công trình đã được đầu tư xây dựng, mức giá cả để tính toán vốn đầu tư cơ bản và giá thành sản phẩm của công trình, trình độ sử dụng thực tế công trình đã được xây dựng xong, cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản, năng suất lao động xã hội được biểu hiện thông qua giá cả để xác định vốn đầu tư cơ bản và giá thành sản phẩm công trình.
  + Nhóm nhân tố gián tiếp: cơ chế quản lý kinh tế tác động lên quá tình xây dựng và sử dụng công trình sau khi xây dựng xong, cơ chế đầu tư tác động lên quá trình đầu tư.
→ Các nhân tó ảnh hưởng đến hiệu quả đâu tư có thể xét đến các giai đoạn đầu tư.

* Phương hướng nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng
- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
  + Xác định đường lối và chiến lược đầu tư

  • Vận dụng lý luận kinh tế chính trị học
  • Học tập kinh nghiệm đầu tư của các nước
  • Vận dụng vào hoàn cảnh Việt Nam

  + Lập kế hoạch đầu tư

  • Lập chiến lược đầu tư
  • Xác định cơ cấu đầu tư

  + Trình tự ưu tiên đầu tư: sắp xếp trình tự, xác định cụ thể, xác định mức độ ưu tiên cho các lĩnh vực, cho các ngành mũi nhọn, các công trình trọng điểm.

- Giai đoạn khảo sát thiết kế
  + Lựa chọn giải pháp thiết kế, quy hoạch dây chuyền công nghệ
  + Nâng cao chất lượng khảo sát thiết kế
  + Áp dụng thiết kế mẫu

- Giai đoạn xây dựng
  + Áp dụng các biện pháp tổ chức và công nghệ xây dựng có hiệu quả
  + Giảm bớt khối lượng thi công dở dang
  + Phối hợp chặt chẽ giữa các khâu trong thi công, phân kỳ và phân đoạn xây dựng hợp lý.
  + Rút ngắn thời gian xây dựng

Câu 7: Hiệu quả kinh tế do rút ngắn thời gian xây dựng công trình
- Hiệu quả kinh tế do sớm thu hồi vốn đầu tư bỏ ra (Công trình hoàn thành tiến độ và sớm khai thác hết công suất)
  CT tính toán:
H_q1=L(T_0-T_1 )
  L : lợi nhuận trung bình tính trong 1 đơn vị thời gian
  T_0, T_1 : thời gian xây dựng theo thực tế và theo kế hoạch

- Hiệu quả kinh tế do giảm thiệt hại ứ đọng vốn đầu tư cơ bản
     H_q2=i((k_0 ) ̅T_0-(k_1 ) ̅T_1 )

- Hiệu quả kinh tế do giảm thiệt hại ứ đọng vốn sản xuất của doanh nghiệp xây dựng
     H_q3=i((V_0 ) ̅T_0-(V_1 ) ̅T_1 )
    (V_0 ), (V_1 ) ̅ : vốn sản xuất bình quân của doanh nghiệp xây dựng theo thực tế và theo kế hoạch.

- Hiệu quả kinh tế do giảm chi phí quy ước cố định
     H_q4=B(1-T_1/T_0 )

Chi phí quy ước cố dịnh là chi phí không phụ thuộc vào khối lượng công tác, không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm.

  • Ở khoản mục chi phí vật liệu: chi phí thuê kho bãi, bảo quản vật liệu
  • Ở khoản mục chi phí nhân công: chi phí tiền lương theo thời gian
  • Ở khoản mục máy thi công: chi phí khấu hao
  • Ở khoản mục chi phí chung: chi phí tiền lương cho bộ phận quản lý

Câu 8: Khảo sát kinh tế kỹ thuật, nội dung các bước khảo sát kinh tế kỹ thuật
- Hoạt động khảo sát kinh tế kỹ thuật là việc hoạt động điều tra, thu nhập các số liệu liên quan đến tình hình kinh tế xã hội, hoạt động thị, đo vẽ, thăm dò, thu nhập, phân tích, tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên của vùng, địa điểm xây dựng để phục vụ cho việc định phương hướng đầu tư hay phục vụ thiết kế.
→ Khảo sát ảnh hưởng đến thiết kế, chất lượng, tài chính, nhân lực
- Các bước khảo sát kinh tế kỹ thuật
  + Khảo sát kinh tế kỹ thuật tổng hợp

  • Do các ngành chủ quản làm, phục vụ cho công tác quy hoạch
  • Luận chứng sự phát triển tương lai của ngành
  • Lựa chọn phương thức vận chuyển, sức kéo
  • Áp dụng cho công nghệ mới
  • Chủ yếu là khảo sát thiết kế

  + Khảo sát khi thiết kế 1 công trình cụ thể

  • Do cơ quan thiết kế đảm nhiệm
  • Khảo sát kinh tế : chọn tuyến đường, loại hình vận tải, đặc điểm kinh tế, dân cư sơ bộ, xác định và phân phối vốn đầu tư
  • Khảo sát kỹ thuật : địa điểm xây dựng. xác định các thông số

  + Khảo sát trong quá trình thiết kế

  • Do cơ quan thiết kế đảm nhiệm
  • Xác định các tập tài liệu bổ sung cần thiết
  • Mức độ phức tạp phụ thuộc vào bước thiết kế
  • Chủ yếu là khảo sát kỹ thuật

  + Khảo sát trong quá trình thi công

  • Do doanh nghiệp xây lắp tiến hành
  • Phục vụ cho lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết
  • Xác định phương pháp, trình tự, thời hạn, tài nguyên thi công

→ cả 4 giai đoạn đều bao hàm cả khảo sát thiết kế, khảo sát kỹ thuật, tuy nhiên tỷ trọng trong từng loại qua mỗi giai đoạn là khác nhau

Câu 9 : Khái niệm, nội dung và phương pháp lập tổng mức đầu tư
- Tổng mức dầu tư  là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định ohuf hợp với thiết kế cơ sở và các nọi dung khác của báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế- kỹ thuật,  tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình và chí phí giải phóng mặt bằng (nếu có) được xác định phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế- kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Tổng mwucs đầu tư gồm các thành phần:
   V= G_XD+ G_TB+G_(BT,TĐC)+G_QLDA+G_TV+G_K+G_DP
                       Trong đó: G_XD: chi phí xây dựng,  G_TB: chi phí thiết bị
                                        G_(BT,TĐC): chi phí bồi thường, chi phí tái hỗ trợ tái định cư
                                        G_QLDA: chi phí quản lý dự án;  G_TV: chi phí tư vấn
                                      〖 G〗_K: chi phí khác ; G_DP: chi phí dự phòng
- Phương pháp lập Tổng Mức Đầu Tư
  + Căn cứ lặp tổng mức đầu tư

  • Thiết kế cơ sở, tài liệu của dự án
  • Định mức dự án xây dựng công trình, định mức tỷ lệ trong xây dựng
  • Đơn giá xây dựng công trình, giá XD tổng hợp hoặc vốn đầu tư
  • Các công trình có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện
  • Các bảng giá thiết bị, các loại thuế phí bảo hiểm
  • Khối lượng phải đền bù, giá đền bù của từng địa phương
  • Các văn bản hướng dẫn lập tổng mức đầu tư hiện hành

  + Phương pháp lập tổng mức đầu tư

  • Xác định từ khối lượn xác định tính theo thiết kế cơ sở và yêu cầu cần thiết khác của dự án
  • Xác định theo suất vốn đầu tư xây dựng công trình
  • Xác định từ dữ liệu về chi phí các công trình tương tự đã và đnag thực hiện
  • Phương pháp lập tổng mức đầu tư theo phương pháp kết hợp của 3 phương pháp trên

Chú ý : Các phương pháp phân tích trên trích từ NĐ 32/2015 /ND –CP ban hành ngày 25/03/2015  về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn nên sử dụng TT04/2010/TT-BXD – Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đàu tư xây dựng công trình.

Câu 10: Khái niệm, nội dung, căn cứ, trình tự lập và phương pháp lập dự toán chi phí xây dựng
- Tổng dự toán xây dựng công trình của dự án là tổng chi phí cần thiết dự tính để đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án. Dự toán xây dựng công trình được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình và định mức xây dựng giá xây dựng của công trình.
- Là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình, là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu.
  V= G_XD+ G_TB+G_QLDA+G_TV+G_K+G_DP
                       Trong đó G_XD: chi phí xây dựng,  G_TB: chi phí thiết bị
                                     G_QLDA: chi phí quản lý dự án;  G_TV: chi phí tư vấn
                                    〖 G〗_K: chi phí khác; G_DP: chi phí dự phòng
- Phương pháp lập dự toán xây dựng công trình
  + Căn cứ lập dự toán xây dựng công trình

  • Hồ sơ tài liệu của dự án
  • Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công
  • Định mức dự toán xây dựng công trình, định mức tỷ lệ trong xây dựng
  • Đơn giá xây dựng công trình, giá XD tổng hợp, suất vốn đầu tư
  • Các CT có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã và đang thực hiện
  • Các bảng giá mua thiết bị, các loại thuế phí bảo hiểm
  • Các bảng giá vật liệu, giá dự toán ca máy của địa phương nơi xây dựng công trình
  • Chế độ tiền lương, tiền công đối với người lao động
  • Các văn bản hướng dẫn lập dự toán xây dựng công trình hiện hành

  + Trình tự lập dự toán xây dựng công trình

  • Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công
  • Liệt kê các bộ phận CT cần phải lập dự toán
  • Liệt kê các bộ phận CT trong dự toán hạng mục
  • Liệt kê các công tác chủ yếu trong dự toán hạng mục
  • Nghiên cứu các định mức dự toán, lập hạng bảng giá vật liệu, nhân công, máy thi công cho công tác xây dựng
  • Lập bảng phân tích đơn giá chi tiết cho các công tác XD
  • Lập bảng dự toán giá chi tiết hạng mục CT
  • Lập bảng dự toán chi phí xây dựng
  • Lập bảng dự toán xây dựng công trình tổng hợp
  • Viết thuyết minh cho dự toán đó

  + Phương pháp lập dự toán xây dựng công trình
    Dự toán XDCT được xác định theo CT :
    G_XDCT= G_XD+ G_TB+G_QLDA+G_TV+G_K+G_DP
                       Trong đó: G_XD: chi phí xây dựng,  G_TB: chi phí thiết bị
                                        G_QLDA : chi phí quản lý dự án ;  G_TV : chi phí tư vấn
                                      〖 G〗_K : chi phí khác ; G_DP : chi phí dự phòng
 
    Phương pháp lập DTXDCT theo phụ lục số 2 ( TT04/2010/TT-BXD – Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đàu tư xây dựng công trình)

Câu 11: Công nghệ trong xây dựng

- Công nghệ trong xây dựng là tổng thể các tri thức (kiến thức, kinh nghiệm,…); công cụ kỹ thuật (máy móc, thiết bị,..); trình độ tổ chức (phương pháp thi công, quản lý,…) và các điều kiện vật chất khác được con người sử dụng để biến các yếu tố đầu vào (vốn, vật liệu, nhân công) thành các công trình ở đầu ra.
- Thành phần của công nghệ :
  + Phần công nghệ hàm chứa kỹ thuật: bao gồm công cụ, máy móc thiết bị,.. nói chung là các phương tiện kỹ thuật

  • Là phần cứng của công nghệ, là phần cốt lõi bất cứ công nghệ nào
  • Máy móc thiết bị có thể làm việc nhanh hơn, mạnh hơn, đa chức năng hơn và chính xác hơn. Giúp thi công các công trình lớn, phức tạp

+ Phần công nghệ hàm chứa con người : bao gồm kinh nghiệm, kiến thức tay nghề thành thạo, khéo léo, đạo đức,…

  • Là phần con người trong công nghệ, đóng vai trò chủ động trong bất kỳ công nghệ nào
  • Có 2 chức năng chính: (1) vận hành, điều hành,giám sát máy móc; (2) hỗ trợ, bảo dưỡng, đảm bảo máy móc hoạt động

  + Phần công nghệ hàm chứa thông tin: gồm dữ liệu, thuyết minh, thiết kế, phương pháp kỹ thuật…

  • Là phần dữ kiện, sức mạnh của công nghệ
  • Biểu hiện các tri thức được tích lũy trong công nghệ, nhờ các tri thức mà sản phẩm công nghệ ngày nay có các đặc trưng mà các sản phẩm cùng loại các năm trước không thể có được
  • Phần công nghệ hàm chứa tổ chức  : bao gồm thiết chế tổ chức, các thẩm quyền, trách nhiệm, phương pháp, phối hợp quản lý
  • Là động lực của công nghệ
  • Phần tổ chức điều hòa, phối hợp ba thành phần của công nghệ, là công cụ để quản lí, lập kế hoạch, tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự.

- Quan hệ giữa các thành phần của công nghệ: các thành phần quan hệ có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau, không thể thiếu bất cứ thành phần nào. Hiểu rõ chức năng và mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần sẽ khắc phục được lãng phí trong đầu tư trang thiết bị, bảo đảm tính tương đồng với các thành phần khác.

Câu 12: Khái niệm, nội dung, ý nghĩa tiến bộ công nghệ
- Tiến bộ công nghệ là quá trình từng bước hoàn thiện và phát triển các thành phần công nghệ hiện có, là bước  đầu của đổi mới công nghệ, là kết quả của sự phát triển khoa học nâng cao trình độ văn hóa xã hội. Sự phát triển của khoa học công nghệ quyết định con đường tiến bộ công nghệ và đóng vai trò là động lực của tiến bộ công nghệ.
- Nội dung của tiến bộ công nghệ: chịu sự chi phối của 4 yếu tố
  + Nâng cao trình độ nguồn nhân lực
  + Tiến bộ kỹ thuật
  + Nâng cao trình độ tổ chức quản lý điều hành
  + Phát triển thông tin
    Phát triển hoàn thiện công cụ lao động ( máy móc thiết bị, công cụ cầm tay); hoàn thiện và áp dụng kỹ thuật mới, công nghệ thi công tiên tiến; sử dụng vật liệu mới, vật liệu thay thê, cấu kiện đúc sẵn lắp ghép ,..; hoàn thiện và hợp lỹ các phương pháp tổ chức sản xuất công nghệ quản lý, kỹ thuật quản lý,…; tiêu chuẩn hóa, định hình hóa các chi tiết, các bán thành phẩm, các cấu kiện và sản phẩm xây dựng.
- Mục tiêu của tiến bộ công nghệ
  + Tăng khối lượng sản phẩm, đạt mức tăng trưởng cao
  + Rút ngắn thời gian xây dựng công trình
  + Đạt các chỉ tiêu kinh tế tốt hơn trong hoạt động xây lắp như: giảm giá thành, tăng lợi nhuận và chỉ tiêu doanh lợi, giảm nhẹ  lao động, nâng cao năng suất lao động
  + Đảm bảo chất lượng công trình
- Vai trò của tiến bộ công nghệ:
  + Giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng giao thông
  + Là công cụ để nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả xây dựng giao thông, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư cho nền kinh tế quốc dân
  + Góp phần nâng cao trình độ tổ chức điều hành và phối hợp thi công xây lắp
  + Góp phần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ, thói quan lao động công nghiệp, khoa học
  + Cải thiện điều kiện làm việc, tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người lao động.

Câu 13: Khái niệm, ý nghĩa, nội dung, các chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghiệp hóa
- Công nghiệp hóa trong xây dựng là quá trình đưa dần hoạt động sản xuất đến gần với những điều kiện sản xuất công nghiệp (sản xuất trong công xưởng, dưới mái che, ít phụ thuộc vào điều kiện thời tiết)
- Ý nghĩa: công nghiệp hóa xây dựng giao thông cũng như tiến bộ công nghệ trong xây dựng giao thông dẫn đến kết quả là tiết kiệm lao động sống và lao động vật hóa. Hiệu quả kinh tế nhiều mặt của chúng được thể hiện ở chỗ đẩy mạnh tốc độ xây dựng, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành công tác xây lắp.
- Phương hướng và nội dung công nghiệp hóa
  + Thực hiện cơ giới hóa cao các công tác xây lắp
  + Công xưởng hóa sản xuất vật liệu, áp dụng rộng rãi các cấu kiện lắp ghép
  + Định hình hóa, tiêu chuẩn hóa vật liệu,cấu kiện
  + Áp dụng công nghệ và quy trình thi công tiên tiến
  + Thiết lập bộ máy xây dựng mạnh
  + Đảm bảo có đội ngũ CBCNV xây dựng ổn định, loại trừ tình trạng biến động công nhân xây dựng
  + Hoàn thiện quản lý và tổ chức quản lý sản xuất xây dựng đảm bảo tính dây chuyền trong thi công , sử dụng hợp lý sức lao động
  + Khắc phục tính chất theo mùa, tiến tới thi công đều trong năm
- Các chỉ tiêu đo trình độ công nghiệp hóa
  Hệ số công nghiệp hóa:
K_CNH=(T_0-T_ts)/T_0
Trong đó: T_0: tổng chi phí lao động: T_sx + T_lg +T_k
                 T_sx: chi phí lao động để sản xuất
                 T_lg: chi phí lao động để lắp ghép
                 T_k: chi phí lao động khác
                 T_ts: chi phí cần thiết trước và sau khi lắp ghép

Có thể các bạn muốn xem: